TOP 7 các loại gỗ, ván gỗ công nghiệp chống nước, chịu nước tốt nhất, bền nhất hiện nay

Bên cạnh các loại gỗ chất lượng cao, gỗ công nghiệp thì ván gỗ cũng là một trong những sự lựa chọn được ưa chuộng nhất hiện nay với giá thành mềm hơn so với các sự lựa chọn còn lại nhưng vẫn đem lại được độ bền cao cùng tính thẩm mỹ tương đương. Do đó, nếu như bạn đang muốn tìm kiếm những nguyên liệu phù hợp cho việc trang trí nội thất gia đình nhưng kinh phí lại có hạn, thì sao lại không cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt tìm hiểu kỹ hơn về top các loại gỗ, ván gỗ công nghiệp chống nước, chịu nước tốt nhất, bền nhất hiện nay nhỉ?

Gỗ nhựa (WPC) chống nước

Gỗ nhựa có tên tiếng Anh là Wood Plastic Composite, viết tắt là WPC là một loại nguyên liệu được tạo nên từ sự kết hợp giữa nguyên liệu chính như tên gọi đó chính là bột gỗ và nhựa. thông thường, mật độ thành phần gỗ nhựa được phân chia như sau: 55% gỗ (các loại như mùn cưa, tre nứa, trấu,…) 33% hạt nhựa ( HDPE, PS, PVC, ABS, PE,…), 6% bột đá và 6% cuối cùng là những hợp chất kết dính. Bởi vì vậy, gỗ nhựa có tính kháng nước cực cao. Vậy nên đây có thể được coi là một trong những vật liệu được sử dụng khá phổ biến cho các nội thất hay công trình ngoài trời.

Một số ưu điểm của gỗ nhựa (WPC):

  • Đa dạng hình dáng, kích thước và màu sắc.
  • Tuổi sử dụng giao động từ 10-50 năm tùy điều kiện môi trường.
  • Không bị mục, mối.
  • Không bắt lửa, chịu nhiệt, chịu lực và kháng nước gần như hoàn toàn.
  • Bảo vệ môi trường vì có thể dễ dàng được tái chế sau sử dụng.

Giá tham khảo:

  • 60,000-150,000/md
  • 400,000-1,300,000/ m2

Gỗ HDF lõi xanh và lõi đen

Gỗ HDF là một loại gỗ công nghiệp với mật độ gỗ khá cao, thông thường mật độ gỗ tự nhiên có trong gỗ HDF sẽ dao động từ 80-85% cùng các nguyên liệu kết dính khác. HDF là từ viết tắt cho High Density Fiberboard và HDF được hầu hết người sử dụng cho rằng là loại ván công nghiệp có bộ bền cao nhất so với MFC hay MDF mà ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở phần kế tiếp.

HDF thông thường sẽ được nhắc đến 2 loại, đó chính là HDF lõi xanh và HDF lõi đen:

  • HDF lõi xanh được đánh giá có khả năng chống ẩm cao hơn HDF lõi trắng thông thường. Màu xanh được dùng cho phần lõi là được chế xuất từ màu công nghiệp organic với kiểm định an toàn. Màu xanh của lõi HDF như là một cách để phân biệt được tỷ trọng độ nén và mức độ chịu nước của ván gỗ.

  • HDF lõi đen còn được gọi là Compact Density Fiberboard và được viết tắt là CDF. Đây là loại ván gỗ vô cùng hiếm. Vậy nên đã có nhiều hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường hiện nay. HDF lõi đen được đánh giá là một trong những dòng sản phẩm cao cấp nhất với quy trình sản xuất dưới áp lực ép cực kì cao nhằm tăng được mức độ chịu nước lẫn tác động ngoại lực. Do đó, giá thành của CDF cũng khá là cao.

Ưu điểm:

  • Thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng.
  • Độ cứng cao hơn gỗ nhựa.
  • Bắt ốc vít tốt, độ bền lâu.
  • Cách âm rất tốt, cách nhiệt, chống ẩm và kháng nước.
  • Chịu được tỉ trong cao.

Giá thành của gỗ HDF sẽ dao động từ 500,000 đến hơn 1,500,000 tùy theo quy chế sản xuất.

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm

Gỗ MDF là gỗ xơ ép mật độ trung bình với tên tiếng Anh là Medium Density Fiberboard và được viết tắt là MDF. MDF sẽ có mật độ gỗ cao hơn, dày đặc hơn là ván ép nhưng lại không bằng HDF. Do đó, giá thành của MDF cũng sẽ mềm hơn so với gỗ HDF mà chúng ta đã nhắc đến trước đó. 

Gỗ MDF thường được chia ra làm 2 loại: lõi trắng thông thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Thực chất, màu xanh của lõi MDF chống ẩm chỉ là một đặc điểm nhận dạng cho người sử dụng dễ phân biệt hơn. Thành phần của gỗ MDF lõi xanh chỉ có khoảng từ 70-75% là gỗ cây tự nhiên, còn lại là các hợp chất kết dính và phụ gia khác. 

Ưu điểm của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm:

  • Giá mềm hơn gỗ HDF hay gỗ tự nhiên.
  • Độ đa dạng màu sắc hơn HDF, kiểu dáng, kích thước.
  • Thời gian sản xuất nhanh chóng.
  • Dễ chế tác, kể cả với sơn dầu hay sơn nước.
  • Độ bền hơn 10 năm sử dụng tùy điều kiện môi trường.
  • Thân thiện với môi trường.

Giá thành của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm dao động từ 100,000 đến gần 1,000,000 tùy theo quy chế sản xuất.

Gỗ ván dăm MFC chống ẩm

Gỗ ván dăm MFC là một dạng ván gỗ dăm được phủ một lớp Melamine trên bề mặt với tên đầy đủ tiếng Anh đó chính là “Melamine Faced Chipboard”. Để có thể dễ dàng phân biệt được MFC với MDF và HDF thì ta có thể đưa ra một vài so sánh nhanh như sau. Nếu xét về 3 tiêu chuẩn là giá thành và mật độ gộ cũng như là chất lượng thì 3 loại gỗ này sẽ được sắp xếp từ cao đến thấp: HDF > MDF > MFC. Và cũng tương tự như MDF, MFC sẽ có 2 loại đó chính là gỗ MFC thông thường và MFC chống ẩm.

Ưu điểm của loại gỗ MFC chống ẩm:

  • Giá thành mềm nhất trong 3 loại HDF, MDF và MFC.
  • Màu sắc đa dạng nhất trong 3 loại HDF, MDF và MFC.
  • Được loại bỏ hết các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt so với gỗ tự nhiên.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Độ bền hơn 10 năm sử dụng tùy thuộc vào điều kiện môi trường.

Giá thành của gỗ MFC chống ẩm sẽ thường dao động từ 100,000 đến hơn 600,000 tùy theo quy chế sản xuất.

Ván gỗ Plywood

Ván gỗ Plywood là một dạng gỗ được chế tạo nên bởi việc ép nhiều lớp gỗ tự nhiên với độ dày trên dưới 1mm bằng các hợp chất kết dính cũng như là áp lực nhất định để tạo nên các lớp dày khác nhau. Ván gỗ Plywood được tạo nên các cây gỗ ngắn ngày như cây bạch đàn, cây bạch dương, cây cao su,… Ván gỗ Plywood cũng có tính kháng nước so với các loại gỗ tự nhiên vì được phủ veneer, melamine hoặc laminate lên bề mặt cùng độ ẩm sẵn có dao động từ 8-10%.

Xem ngay: TOP 7 loại gỗ ghép tốt nhất, giá tốt, chất lượng nhất 2022

Ưu điểm của ván gỗ Plywood:

  • Giá thành rất rẻ.
  • Nhẹ so với các loại gỗ pha.
  • Đa dạng độ dày và kích thước.
  • Chống ẩm, kháng nước khá.
  • Bảo vệ môi trường.

Giá thành của ván gỗ Plywood sẽ dao động từ 18,00 đến không quá 600,000 tùy theo loại gỗ, độ dày của ván gỗ và các quy chế sản xuất khác.

Ván gỗ ghép thanh

Tương tự như ván gỗ Plywood, ván gỗ ghép thanh cũng được chế tạo nên bởi việc ép nhiều lớp gỗ tự nhiên bằng áp lực cao và hợp chất kết dính. Tuy nhiên các lớp gỗ được sử dụng đều trải qua quy trình xử lý và tẩm sấy nghiêm ngặt nhằm đảm bảo loại bỏ hết các nguyên nhân dẫn đến ẩm mốc hay mối mọc. Ngoài ra ván gỗ ghép thanh cũng được phủ các lớp bảo vệ hoặc sơn lên bề mặt như Plywood nhưng độ ẩm của chúng sẽ cao hơn một chúng, dao động từ 10-12%.

Ưu điểm của ván gỗ ghép thanh

  • Giá thành rẻ.
  • Nhẹ so với các loại gỗ pha.
  • Chống ẩm và kháng nước khá.
  • Bảo vệ môi trường.

Giá thành của ván gỗ ghép thanh sẽ dao động từ 78,000 đến trên dưới 800,000 tùy theo loại gỗ, độ dày của ván gỗ và các quy chế sản xuất khác.

Ván OSB

Ván OSB hay còn được gọi là ván dăm định hướng với tên tiếng Anh đầy đủ là Oriented Strand Board. Khác với ván gỗ Plywood và ván gỗ ghép thanh, kích thước dăm gỗ được dùng để làm OSB sẽ lớn hơn rất nhiều nên sẽ mang lại tính chắc chắn cao hơn mà vẫn giữ được khối lượng nhẹ như các loại ván gỗ còn lại. Bên cạnh đó, OSB còn có tỉ lệ gỗ khá cao khi được chia chủ yếu là 80% dăm gỗ hoặc 95% găm gỗ, còn lại là các hợp chất kết dính, chất làm cứng hoặc phụ gia khác.

Ưu điểm:

  • Bắt vít tốt.
  • Cứng chắc.
  • Kháng nước và chống ẩm khá.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Giá thành khá rẻ.

Giá thành của ván gỗ OSB sẽ dao động trong khoảng từ 290,000 đến hơn 600,000 tùy loại gỗ, độ dày ván gỗ và các quy chế sản xuất khác.

Xem thêm: 

Trên là một vài thông tin về các loại gỗ, ván gỗ công nghiệp kháng nước, chịu nước và chống ẩm tốt nhất và bền nhất hiện nay. Mong là những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn tìm được nguyên liệu gỗ phù hợp với nhu cầu về nội thất của gia đình. Và đừng quên hãy thường xuyên theo dõi Gỗ Sài Gòn Tín Việt để cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất và các loại gỗ cùng mẫu nội thất kiến trúc gỗ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *