Các loại gỗ tự nhiên và công nghiệp dùng trong nội thất đẹp, bền nhất

Ngày nay, các loại gỗ trong nội thất gỗ được sản xuất rất đa dạng với nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, từ nội thất bằng gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp. Dòng sản phẩm nội thất bằng gỗ đang thích nghi rất tốt với thị hiếu của người tiêu dùng. Vậy nên làm nội thất gỗ gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây, Gỗ Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu về các đặc điểm của từng loại gỗ để bạn có thể lựa chọn cho nội thất của căn nhà mình nhé!

Nên làm nội thất gỗ gì?

Hiện nay, nội thất gỗ được sản xuất với nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, từ nội thất bằng các loại gỗ cao cấp hay gỗ công nghiệp. Dòng sản phẩm nội thất gỗ đang được rất nhiều phân khúc người tiêu dùng ưu chuộng.

Gỗ, ván gỗ công nghiệp thường có thể nhận biết dễ dàng vì đa số chúng đều được ép, gỗ không chắc chắn. Vì không phải gỗ nguyên miếng nên tuổi thọ thấp và hầu hết không thể chịu nước. Gỗ tự nhiên thì yêu cầu bạn một số kiến thứ. nhất  để phân biệt. Sau là các đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên giúp bạn dễ dàng lựa chọn bộ nội thất phù hợp với không gian nhà của mình.

Nên làm nội thất gỗ gì?

 

Các loại gỗ tự nhiên sử dụng trong nội thất

Gỗ Hương

Gỗ Hương là loại gỗ quý, có mùi thơm lâu dài trong quá trình sử dụng. Loại gỗ này có màu nâu hồng khi được đưa vào sử dụng theo thời gian, vân đẹp và thớ gỗ rất nhỏ. Kết cấu của gỗ Hương là rất cứng và chắc. Khi cầm thanh gỗ Hương ta thấy thanh gỗ khô và cứng cáp, chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng của gỗ rất dễ chịu.

Cách thường dùng để nhận biết gỗ Hương là ngâm vào nước, vì khi ngâm gỗ Hương vào nước thì nước sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh của nước chè.

Gỗ Hương

 

Gỗ Mun

Gỗ mun có trọng lượng nặng, thớ gỗ rất lán mịn, có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng, khi dùng lâu sẽ bong ra lớp sừng. Loại gỗ này thường được dùng để tạc tượng, đóng bàn ghế, điêu khắc tranh. Khi ướt thì gỗ mềm ra rất dễ xử lý và gia công, nhưng khi khô lại thì rất cứng.

Gỗ Mun

Gỗ Gụ

Đây là loại gỗ quý, rất bền và dễ đánh bóng, không bị mối mọt ăn và ít cong vênh. Gỗ gụ được sử dụng làm nội thất gỗ quý. Gỗ này được dùng để đóng hàng mộc. Gỗ gụ có thớ thẳng, mịn, vân đẹp, màu vàng trắng, để lâu sẽ chuyển màu nâu sẫm sau đó chuyển thành màu cánh gián, lâu năm đen như sừng.

Gỗ Gụ

Gỗ Sưa

Gỗ sưa hay còn gọi là trắc thối vì quả của cây gỗ có mùi thối hoặc được gọi là huê mộc vàng hay huỳnh đàn. Có ba loại gỗ sưa là sưa đỏ, sưa trắng và sưa đen. Sưa trắng là loại có giá trị thấp nhất, tiếp đến là Sưa đỏ, Sưa đen được gọi là tuyệt gỗ vì loài này rất hiếm và cũng là vật liệu cho nội thất gỗ quý.

Gỗ Sưa sở hữu màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. Gỗ Sưa có kết cấu vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng và có mùi thơm mát thoảng hương trầm, khi đốt tro có màu trắng đục. Gỗ có màu đỏ giống màu đỏ bã trầu, gỗ để lâu bị phủ bụi có thể xuống màu, nhưng dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể trở lại màu sáng đỏ.

Gỗ Sưa

Gỗ Trắc

Gỗ trắc có kết cấu rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không bị hăng, gỗ rất bền và không bị mối mọt, cong vênh. Thường dùng để đóng các đồ nội thất như: bàn ghế, giường tủ cao cấp,… hoặc tạc tượng khắc tranh. Khi quay giấy ráp thì rất bóng vì trong gỗ có sẵn tinh dầu.

Gỗ Trắc

Gỗ thông

Có nhiều loại gỗ thông nhưng cây thông trắng là loại cây thông dụng nhất vì vân gỗ rất đẹp, có tâm màu nâu đỏ, dát gỗ màu trắng hơi vàng nâu, có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ, dễ hút ẩm. Gỗ thông được dụng để cắt xẻ tạo gỗ ghép thông và được sử dụng rất nhiều để làm bàn ghế nội thất, đặc biệt là phần khung bởi chúng có nhiều đặc điểm tốt như có dầu thông giúp chống mối mọt thiên nhiên hiệu quả nhất, loại dầu này còn loại bỏ được mối mọt khi sử dụng.

Tuy nhiên gỗ thông không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp được. Và khi sản xuất đòi hỏi thợ phải tay nghề cao để ước lượng được độ cong vênh, kích thước sao cho hợp lí để loại trừ nhược điểm của loại gỗ này khi dùng.

Gỗ thông

Gỗ Xoan Đào

Gỗ xoan đào có nhiều loại màu như: màu vàng, nâu cánh gián, hồng đào, vân gỗ tự nhiên rất đẹp, mang lại cảm giác ấm áp, sang trọng là những điều mà những gam màu nóng này có thể mang lại cho người sử dụng. Gỗ xoan đào thường được dùng để làm sofa bởi nguồn nguyên liệu dồi dào, chất gỗ cứng, thớ gỗ mịn, có vân đẹp, tuy nhiên loại gỗ này dễ bị mối mọt.

Gỗ Xoan Đào

Gỗ căm xe

Ở Việt Nam, gỗ căm xe rất được ưa chuộng, được xem như là gỗ lim ở phía Bắc, loại này được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ. Gỗ có giác lõi nên dễ phân biệt rõ ràng, giác dày và có màu trắng vàng nhạt, lõi màu đỏ thẫm hơi. Ngoài ra, gỗ căm xe có vân núi, mịn, nhỏ và thẳng, các thớ gỗ mịn, nặng, có nước chiếm tỷ trọng 15%. Gỗ Căm xe sở hữu rất mùi rất đặc trưng, hương hơi nồng nhưng không nặng cũng không nhẹ.

Gỗ căm xe

Các loại gỗ công nghiệp sử dụng trong nội thất

Ván dăm – Ván Okal

  • Cấu tạo: Gỗ tự nhiên được xay thành dăm, sau đó trộn với keo chuyên dụng và ép gia theo quy cách.
  • Tính chất: Không co ngót, hạn chế được mối mọt, chịu với lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng và mịn tương đối cao. Đối với loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm kém, oại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.
  • Độ dày: 9 mm, 12 mm, 18 mm, 25 mm
  • Ứng dụng: Dùng gia công phần thô đồ nội thất gia đình, quảng cáo, văn phòng, làm cốt cho phủ PVC, MFC … làm lớp cốt hoàn thiện cho nhiều loại vật liệu bao gồm cả sơn các loại.

>>>Xem chi tiết: Ván Okal là gì? Bảng báo giá chi tiết ván ép Okal tại HCM

Ván dăm - Ván Okal

Ván MDF

  • Cấu tạo: Dùng gỗ tự nhiên loại thường, sau đó nghiền mịn và trộn với keo chuyên dụng, tiếp đến ép gia cường theo qui cách.
  • Tính chất: Không nứt, ít mối mọt, không co ngót, chịu lực yếu, tương đối mềm, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng và mịn cao. Loại chịu ẩm có lõi màu xanh lá hơi giống màu lá cây
  • Độ dày thông dụng: 3 mm, 4 mm, 5 mm, 6 mm, 9 mm, 12 mm,15 mm, 17 mm, 18 mm, 20 mm, 25 mm
  • Ứng dụng: Dùng gia công phần thô đồ nội thất gia đình, quảng cáo, văn phòng, làm cốt cho phủ MFC, PVC… làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu bao gồm cả sơn các loại.

>>>Xem chi tiết: Ván MDF là gì? Bảng báo giá ván MDF chi tiết mới nhất 2022

Ván MDF

Ván MFC

Đây là loại ván có bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng khoảng 0.4 – 1 zem (1 zem= 0,1 mm) được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm hoặc Ván mịn. Sau khi hoàn thành thì các tấm gỗ Melamine có độ dày khoảng là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ MFC có các kích thước trung bình là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440 mm.

Gỗ MFC có ưu điểm đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi sáng, đều màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong  văn phòng, gia đình và khách sạn. Hiện nay MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau.

  • Ưu điểm nổi trội khác là khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về mặt thẩm mỹ cùng theo thời gian.
  • Nhược điểm của gỗ MFC là khả năng chịu ẩm và chống nước kém.

Trong sản xuất nội thất người ta sử dụng gỗ công nghiệp MFC bề mặt Melamine tạo nên sản phẩm có bề mặt bóng, trơn trượt, tạo cảm giác dễ chịu khi chạm trực tiếp trên mặt vách.

>>>Xem chi tiết: Ván MFC là gì? Bảng báo giá ván MFC chi tiết mới nhất 2022

Ván MFC

Ván nhựa PVC

  • Cấu tạo: Một loại bề mặt nhựa tổng hợp được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ
  • Độ dày thông dụng: 0,12 mm / 0,18 mm / 0,2 mm
  • Ưu điểm: Bề mặt ổn định, tạo mặt cứng, chống nước, chống va đập, chống phai màu, bề mặt dễ lau chùi và chống bám bụi.
  • Nhược điểm: Lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy xước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
  • Ứng dụng: Dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.

>>>Xem chi tiết: Ván nhựa PVC là gì? Bảng giá ván ép nhựa PVC chi tiết mới nhất 2022

Ván nhựa PVC

Gỗ ghép

  • Cấu tạo: Những thanh gỗ nhỏ, thường là gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, gỗ quế, gỗ keo, gỗ trẩu sử dụng công nghệ ghép lại với nhau thành tấm.
  • Tính chất: Gần giống với các đặc điểm của gỗ tự nhiên.
  • Độ dày: 12mm, 18mm
  • Ứng dụng: Sản xuất những đồ nội thất gia đình và văn phòng.

>>> Xem chi tiết: Gỗ ghép là gì? Kích thước và bảng báo giá chi tiết, giá tốt HCM

Gỗ ghép

Xem thêm:

Bài viết trên Gỗ Sài Gòn đã cung cấp những thông tin về các loại gỗ trong nội thất. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn trong việc lựa chọn loại gỗ cho nội thất để căn nhà của bạn thật hoàn hảo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *