Tấm HPL là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm của tấm Compact HPL

Hiện nay ở Việt Nam không thiếu những vật liệu dùng để phục vụ những công trình vệ sinh hay trong phòng thí nghiệm nhờ tính chống nước như: tấm cdf, tấm mfc, melamin, compact hpl,… (gọi chung là tấm HPL) nhưng về khả năng chịu nước 100% và tấm dành chuyên dụng cho vách ngăn vệ sinh là tấm compact hpl. Hãy cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt tìm hiểu thêm về vật liệu thường gọi là tấm HPL này nhé!

Tấm Compact HPL là gì?

Tấm Compact HPL (High Pressure Laminate) là tấm dạng lõi đặc cứng và được làm từ nhiều lớp giấy kraft. Sau khi những keo phenolic thì được nén ép ở nhiệt độ lên tới 150 độ C và áp suất 1430psi. Lớp lõi gồm nhiều lớp giấy kraft được ép giữa 2 lớp bề mặt và lớp đáy.

Tấm HPL

Hiện nay một trong những nguyên vật liệu được nhiều người lựa chọn đó chính là tấm hpl. Ở nước ta thì tấm hpl thường được sử dụng chủ yếu để làm vách ngăn nhà vệ sinh, bàn tủ trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu. Còn ở những nước phương Tây hay các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… thì tấm hpl thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, nội thất như vách ốp tường, ốp trần nhà, bàn ghế, trần treo, tủ bếp…

Phân loại tấm Compact HPL

Phân loại tấm Compact HPL

  • Phân loại theo độ dày: thường thì những tấm hpl có độ dày từ 1,6mm đến 25mm. Và tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn những tấm hpl có độ dày phù hợp. Độ dày tấm Compact HPL càng cao thì giá càng tăng. Với những gia chủ sử dụng chủ yếu để làm vách ngăn vệ sinh thì nên sử dụng những tấm hpl có độ dày từ 12 và 18mm.
  • Phân loại theo lớp bề mặt: lớp bế mặt của tấm hpl cũng vô cùng đa dạng. Không chỉ là màu sắc đơn giản mà còn có màu vân gỗ, màu vân đá…hay bạn cũng có thể lựa chọn bề mặt bóng, bề mặt sần…Vì vậy mà ngoài việc làm vách ngăn thì tấm hpl còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và nhu cầu khác nhau.

Đặc điểm tấm HPL

Một số đặc điểm của tấm hpl có thể kể đến như:

  • Có lõi cứng, lõi đặc, được làm từ nhiều lớp giấy kraft. Lớp lõi gồm nhiều lớp giấy kraft được ép giữa 2 lớp bề mặt và lớp đáy.
  • Có khả năng chống ẩm mốc, chống nước tốt.
  • Bề ngoài tấm Compact HPL được bao phủ một lớp Melamine chống mài mòn, chống vi khuẩn và nấm mốc nên độ bền của sản phẩm cao.
  • Độ bền của tấm hpl cao, màu sắc phong phú, đa dạng và sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau.

Ưu nhược điểm của tấm Compact HPL

Ưu điểm của tấm hpl:

  • Độ bền bỉ cao: là loại vật liệu có thể chịu tác động trong môi trường ẩm, chống thấm nước siêu tốt, chịu nhiệt tốt, chống mốc và vi khuẩn. Đặc biệt tấm hpl còn được đánh giá là nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, dễ lau chùi, dễ vận chuyển.
  • Sản xuất theo công nghệ tiên tiến: được sản xuất trên dây chuyền công nghệ theo tiêu chuẩn Châu Âu.
  • Chống chịu tác động của thời tiết: việc thời tiết thay đổi liên tục cũng không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng của tấm hpl. Nó có tính giãn nở, đàn hồi, chống co kéo và có tính chống va đập cao.
  • Khả năng chống cháy: tấm hpl là loại vật liệu hữu cơ có khả năng chống cháy cao nhất, không thải ra khí độc hại nên thân thiện với môi trường. Ưu điểm là không bám bẩn, không dính bụi, lau chùi dễ dàng, nước mưa xối cũng có thể rửa sạch và màu sắc tấm hpl giữ được bền lâu.

Loại vật liệu này có quá nhiều ưu điểm nên khó có thể tìm được điểm yếu của nó. Có chăng thì giá thành của nó cao hơn các loại vách ngăn khác như vách ngăn vệ sinh mfc, vách ngăn vệ sinh mdf,…

Tấm HPL có tốt không? Giá thành bao nhiêu ?

Tấm HPL có tốt không

Hiện nay trên thị trường thì tấm hpl chính là vật liệu chất lượng cao và tốt nhất được ưu chuộng bởi rất nhiều người. Ngoài ra thì có còn những tấm hpl loại 2, loại 3 nhưng chất lượng và giá thành thì thấp hơn, tuổi thọ trung bình cũng từ 6-12 tháng. Vậy nên tùy vào mục đích, nhu cầu và ngân sách mà bạn có thể lựa chọn những tấm hpl phù hợp cho quá trình sử dụng.

Ứng dụng tấm HPL

Một số ứng dụng của tấm hpl trong đời sống có thể kể đến như:

  • Sử dụng cho thiết kế nội thất: ứng dụng của tấm hpl khá rộng từ nội thất nhà ở như mặt bàn, bàn ăn, tủ quần áo, kệ bếp, kệ tivi… cho đến các công trình như vách ngăn phòng, vách vệ sinh, bệ rửa tay, bàn thí nghiệm, ốp trần nhà… bởi tính hiện đại, thẩm mỹ cao và độ bền đẹp với thời gian.
  • Sử dụng làm vật liệu kết cấu: tấm hpl được dùng nhiều trong những công trình nên phải đảm bảo được tính bền cũng như chống ăn mòn như phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu, bệnh viện…. Bên cạnh đó, Compact HPL thể trực tiếp dùng máy khoan cắt hợp kim thép carbon tiêu chuẩn để cắt cưa, khoét lỗ, mài… hoặc cắt hình theo yêu cầu bằng máy cắt chuyên dụng.

ứng dụng Tấm HPL

So sánh tấm Compact và tấm CDF

Tấm CDF cũng là một vật liệu được ứng dụng trong làm vách ngăn vệ sinh như tấm hpl và thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy 2 loại vật liệu này có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm giống:

  • Lớp bề mặt đều là melamine: Bề mặt của 2 tấm này đều được làm từ lớp giấy trang trí nhúng keo melamine. Nên màu sắc và thiết kế bề mặt của tấm Compact hpl và tấm CDF tương đối giống nhau.
  • Đều có khả năng chống ẩm mốc tốt.

Điểm khác biệt:

Đối với tấm Compact:

  • Thành phần chính tấm Compact hpl là giấy kraft màu đen nhúng keo phenolic ép ở nhiệt độ và áp suất cao.
  • Phần lõi cứng đanh, mặt cắt mịn và có màu đen đặc.
  • Khi cạo phần mặt cắt lõi bằng móng tay hay vật cứng thì đều không bị ảnh hưởng.
  • Có trọng lượng nặng, khả năng chống nước 100%, không bị trương nở, biến dạng hay nấm mốc kể cả khi ngâm nước, nên rất phù hợp sử dụng trong môi trường ẩm như nhà vệ sinh.
  • Độ bền cao, chống trầy xước tốt, chịu được các chất hóa học nên có thể sử dụng làm bàn thí nghiệm.

Đối với tấm CDF

  • Thành phần chính của tấm CDF chính là bột gỗ trộn và keo chuyên dụng.
  • Phần lõi được nhuộm đen chứ không phải đen nguyên bản như tấm hpl.
  • Phần mặt cắt tấm CDF không mịn hoàn toàn mà sẽ có cảm giác bột gỗ.
  • Khi cạo mặt cắt tấm CDF bằng móng tay hoặc vật cứng sẽ để lại vết.
  • Tấm CDF thường có trọng lượng nhẹ hơn tấm hpl.
  • Khả năng chống nước không tuyệt đối (do có cấu tạo từ sợi bột gỗ, vẫn mang các tính chất cơ bản của gỗ).

Hy vọng qua bài viết trên, Gỗ Sài Gòn đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về tấm Compact hpl là gì cũng như ứng dụng của loại vật liệu này trong đời sống hiện nay. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để luôn cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *