Sơn UV phủ gỗ công nghiệp là kỹ thuật sơn phủ được dùng phổ biến nhất hiện nay, với khả năng tạo ra bề mặt sáng bóng, bền đẹp và chống mài mòn, sơn UV không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của sản phẩm mà còn mang lại giá trị sử dụng lâu dài cho người tiêu dùng. Bài viết này, cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt Tìm hiều về loại sơn này nhé.
Sơn UV phủ gỗ công nghiệp là gì?
Sơn UV phủ gỗ công nghiệp là loại sơn có thành phần khác biệt nhất so với các dòng sơn khác trên thị trường, thường chứa hỗn hợp các oligomer, monomer, chất hoạt hóa quang học. Nhựa oligomer giúp tạo độ bóng, độ cứng và độ bám dính tốt cho bề mặt, trong đó về monomer thì tăng cường khả năng bám dính của màng sơn. Còn PI là chất quang hóa, chất xúc tác cho màng sơn đóng rắn dưới tác dụng của tia UV. Sơn UV mang lại bề mặt sơn sang trọng, bền bỉ đặc biệt là chống trầy xước.
Đặc điểm của sơn UV phủ gỗ công nghiệp
Sơn UV phủ gỗ công nghiệp có nhiều đặc điểm nổi trội hơn các đối thủ khác trên thị trường. Điểm nổi bật phải kể đến độ phủ sơn đều, đẹp, tăng độ cứng cáp và đặc biệt là chống trầy xước vì vậy loại sơn này được ưa dùng cho các sàn gỗ công nghiệp.
Để sơn UV thì cần có máy có thể phát ra tia cực tím. Đây là loại máy móc tân tiến, hiện đại nên việc dùng sơn UV cho sàn gỗ giá thành thường cao, còn nếu sử dụng ánh nắng tia cực tím tự nhiên thì chất lượng sơn không được đều và đẹp.
Quy trình sơn UV cho sàn gỗ
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn gỗ
Đầu tiên chúng ta phải loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác trên bề mặt sàn.
- Mài nhẹ để xử lý các vết xước, che đi các khuyết tật của sàn gỗ.
Bước 2: Sơn lót
- Đây là lớp sơn đầu tiên tạo lớp kết dính giữa bề mặt và lớp gỗ.
Bước 3: Sấy Sơn UV lần 1
- Khi sàn được sơn xong, bề mặt sàn gỗ được đưa vào sấy khô dưới tác dụng của tia UV.
Bước 4: Sơn UV chính
- Phủ sơn UV hoàn thiện lên bề mặt sàn gỗ tự nhiên là công đoạn gần như quan trọng nhất. Tùy trường hợp, từng loại sàn gỗ chúng ta phủ 1 lần hay nhiều lần, nếu phủ nhiều lần ta cần xả nhám lần trước đó bằng nhám 400 để tạo độ bám dính cho lớp sau. Công đoạn này chúng ta có thể pha màu theo yêu cầu của Khách hàng, độ bóng của sơn có thể thay đổi 50%, 75%, 100%…
Bước 5: Sấy cứng và rắn hóa
- Sấy bề mặt sơn UV bằng hệ thống sấy UV, giúp cứng rắn hóa sơn trong thời gian ngắn.
- Kiểm tra chất lượng và đảm bảo rằng sơn đã cứng hoàn toàn trước khi tiếp tục công đoạn tiếp theo.
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện
- Kiểm tra lại các lớp sơn xem đều màu đảm bảo không nứt, không bong tróc và đạt yêu cầu.
Ưu điểm và nhược điểm của sơn UV phủ gỗ công nghiệp
Đối với các dòng sơn trên thị trường hiện nay đều có ưu và nhược điểm của nó và sơn UV cũng không ngoại lệ, sau đây là một số ưu nhược điểm của dòng sơn này.
Ưu điểm của sơn UV
Hệ thống phun sơn sử dụng kia UV đóng rắn nhanh hơn những loại sơn khác từ đó tiết kiệm thời gian, nhân công so với phương pháp truyền thống.
Tự động hóa trong quá trình giúp giảm thiểu những sai lầm của việc làm thủ công, ngoài ra còn nâng cao chất lượng sản phẩm như: độ phủ sơn đều, độ rõ nét cao, độ cứng cáp và có khả năng chống trầy xước tốt.
Chịu được hóa chất, không thấm nước, thời tiết khắc nghiệt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của sơn UV phủ gỗ công nghiệp
Việc sử dụng máy móc công nghệ vào sản xuất đã đẩy giá thành của sơn UV cao hơn những dòng khác trên thị trường; ngoài ra còn đòi hỏi đầu tư máy móc, trang thiết bị.
Định lượng của sơn UV
Đối với sơn màu
Mỗi lớp sơn UV phủ gỗ công nghiệp tiêu tốn màu khoảng 30 gam – 35 gam/m^2. Vì thế mà để đạt được độ che nền cần phải sơn từ 2 lớp trở lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ. Vì thế ta có thể xác định được 60 gam > 70 gam/m^2.
Đối với sơn không màu
Đối với sơn không màu để màu được tự nhiên thường thực hiện 1 lần khoảng 20 gam – 25 gam/m^2. Chỉ cần một lần cán sơn UV đã cho ra kết quả tốt hơn nhiều so với lớp sơn lót khác.
Kỹ thuật sơn UV
Kỹ thuật sơn UV khá đơn giản, thợ sơn sẽ ít gặp vấn đề hơn so với sơn các loại sơn khác, sau đây là các kỹ thuật sơn cơ bản của sơn UV
Bước 1: Đây là bước xử lý bề mặt gỗ, bạn dùng giấy nhám để chà nhám bề mặt gỗ thật láng, tăng độ giấy nhám lên khoảng 380 là đạt.
Bước 2: Xử lý khuyết tật gỗ, việc này giúp cho bề mặt gỗ được đều và đẹp hơn.
Bước 3: Sơn lót bề mặt, đây là bước sơn đầu nhằm mục đích tạo bề mặt láng cũng như tăng độ bám dính giữa lớp sơn UV với bề mặt gỗ.
Bước 4: Phủ lớp sơn UV lên bề mặt gỗ. Tùy vào từng loại gỗ, yêu cầu của khách hàng ta có thể phủ nhiều lớp hoặc ít.
Bước 5: Làm khô sơn bằng hệ thống đèn chứa tia UV. Lưu ý rửa sạch các máy móc thiết bị sấy trước khi sấy để tránh tình trạng lớp sơn tồn lâu ngày dính trong máy tan ra thấm vào lớp sơn mới làm hỏng sản phẩm.
Điểm nổi trội của sơn UV trên sàn gỗ
Sơn UV phủ gỗ công nghiệp có một số điểm nổi trội hơn các loại sơn khác trên thị trường:
- Sơn UV có thời gian cứng rắn nhanh khi tiếp xúc với tia UV, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất sản xuất.
- Sơn UV tạo ra bề mặt sáng bóng và mịn màng, cung cấp một vẻ đẹp thẩm mỹ cao và chất lượng bề mặt vượt trội.
- Sơn UV cung cấp khả năng chống mài mòn, chống trầy xước và chống nước tốt, bảo vệ bề mặt khỏi các yếu tố môi trường và hóa chất.
- Sơn UV có độ bóng bền đẹp sơn thường được sử dụng trang trí nội thất, ngoại thất đến các ứng dụng công nghiệp như ô tô, điện tử và gỗ.
- Sơn UV thường không chứa dung môi hữu cơ, giúp giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sơn UV còn an toàn hơn cho người sử dụng và không gây hại cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách.
Lưu ý khi sử dụng sơn UV cho sàn gỗ
Khi sử dụng sơn UV phủ gỗ công nghiệp, cần lưu ý một số điều sau:
- Khi tiếp xúc với sơn thì cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ. Nếu bị dính sơn thì phải rửa ngay bằng xà phòng ngay lập tức.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn UV và các hóa chất liên quan để tránh nguy cơ kích ứng da hay hít phải hơi độc hại.
Kết luận
Sơn UV phủ gỗ công nghiệp là một phương pháp sơn phủ tiên tiến nhất hiện nay, đặc biệt được ưa dùng trong ngành công nghiệp bảo vệ nội thất. Sơn UV cung cấp nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian cứng hóa nhanh, bề mặt sáng bóng, mịn màng, bền đẹp đặc biệt là khả năng chống trầy xước tốt và các yếu tố môi trường khác.
Bài viết liên quan
- MDF chống cháy: Đặc điểm, ưu thế và ứng dụng phổ biến
- Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ đinh hương
- Tìm hiểu về dòng sơn 2K phủ gỗ công nghiệp
Nếu bạn đang tìm một đơn vị cung cấp nguyên liệu gỗ công nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng. Tham khảo một số sản phẩm gỗ công nghiệp hiện có tại gosaigon.vn: