Gỗ ghép là loại gỗ đều sản xuất dựa vào quy trình công nghiệp, thành phần cấu tạo của chúng chủ yếu là bột gỗ, vụn gỗ cùng với những hóa chất khác nhau. Vậy gỗ ghép loại nào tốt? Câu trả lời sẽ được Gỗ Sài Gòn chia sẻ đến bạn qua bài viết dưới đây.
Gỗ ghép cao su
Gỗ ghép cao su là những thanh gỗ cao su tự nhiên được ghép lại với nhau nhưng đã qua xử lý ẩm ướt, mọt. Những thanh gỗ này sẽ được những người thợ cưa, bào, cắt rồi dùng keo chuyên dụng để dán chúng với nhau để phục vụ cho đời sống con người. Thớ gỗ của loại này rất đẹp nên dễ phủ màu và thiết kế hay trang trí. Thích hợp để làm đồ nội thất.
Hiện nay trên thị trường có 4 loại loại ghép cao su phổ biến nhất:
- Ghép song song: Những thanh gỗ cao su loại này khác kích cỡ nhưng cùng chiều dài. Loại này sau khi ghép xong bạn sẽ thấy một đường thẳng của vết ghép.
- Ghép nối đầu đứng: Kiểu này được dùng cho những thanh gỗ khác về độ dài nhưng có cùng độ dày. Những thanh gỗ này được ghép với nhau để tạo nên những tấm ván có kích thước phù hợp.
- Ghép nối đầu ngang: Các thanh gỗ của loại này cũng sẽ ghép lại với nhau để tạo nên những tấm gỗ lớn nhưng là những tấm ván so le và 2 đầu cạnh có vết răng cưa.
- Ghép giác: Các thanh cao su được ghép để tạo thành một khối rồi người thợ sẽ bắt đầu xẻ theo hình dáng và kích thước mong muốn. Sau đó, sẽ ghép 2 khối gỗ có kích thước phù hợp để tạo thành một tấm gỗ lớn hoàn chỉnh.
Ưu điểm:
- Đã trải qua quá trình xử lý nên không có tình trạng cong vênh hay mối mọt.
- Dễ dàng tạo nên các kích thước theo ý thích, đa dạng cả về mẫu mã, kiểu dáng.
- Độ bền cao, không kém các loại gỗ tự nhiên nguyên khối.
- Hạn chế chống xước.
- Gía rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
- Giải pháp thay thế cho gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Tuổi thọ gỗ cao su ghép ngắn có phần kém cạnh không bằng gỗ tự nhiên
- Chịu lực không bằng gỗ tự nhiên.
- Không được đồng đều về màu sắc do được ghép những tấm ván lại với nhau.
Giá của gỗ cao su ghép có giá dao động từ 450,000 – 1,200,000 tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép xoan mộc
Gỗ ghép xoan mộc là loại gỗ ghép được làm từ cây xoan. Những tấm gỗ xoan được xử lý để đảm bảo không cong vênh, mối mọt sau đó sẽ được thợ gắn lại với nhau bằng keo chuyên dụng để tạo thành những tấm gỗ lớn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Có 4 cách phân loại chất lượng sản phẩm gỗ xoan mộc ghép:
- Loại AA: Là loại có gỗ ghép hai mặt và các cạnh đẹp, màu sắc hài hòa, tươi sáng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của loại này.
- Loại AB: Loại này có một mặt đẹp, mặt còn lại tương đối, chất lượng đứng sau loại AB.
- Loại AC: Loại này có màu sắc xấu hơn so với hai loại trên và thường được áp dụng những sản phẩm chỉ cần một mặt đẹp.
- Loại BC: Loại này không có chất lượng và màu sắc đẹp như 3 loại trên, thường dùng cho làm lót sàn hoặc ốp tường.
Ưu điểm:
- Giữ độ bền cao, hạn chế bị biến dạng.
- Không mối mọt, cong vênh do đã qua xử lý
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Chịu được nước kém.
- Độ cứng không bằng gỗ tự nhiên.
Giá của gỗ ghép xoan mộc có giá dao động từ 440,000 – 590,000 đồng tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép tràm
Gỗ ghép tràm là một loại gỗ ghép từ gỗ tràm tự nhiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao để đảm bảo khả năng chống mối mọt, mang lại chất lượng cũng như độ bền bỉ đến cho người dùng.
Hiện nay, người ta có những cách phân loại kiểu ghép gỗ như sau:
Theo chất lượng gỗ
- Loại AA: kiểu này đảm bảo chất lượng các cạnh, họa tiết tốt nhất. Thường dùng cho những sản phẩm cao cấp, chất lượng tuyệt vời, thậm chí còn có thể xuất khẩu sang nước khác.
- Loại AB: kiểu ghép này có 1 mặt cực kỳ đẹp, mặt còn lại được đặt xuống dưới và không đẹp bằng. Chúng được áp dụng để sản xuất những vật phẩm như mặt bàn, ghế, tủ bếp, …
- Loại AC: kiểu ghép này có mặt trên chất lượng, còn mặt dưới không được trang trí nhiều chỉ cần phẳng, dùng để làm sàn, ốp tường, cầu thang,…
- Loại BC: mặt trên cho phép có mắt chết nhưng không được quá 3 mắt/1m2, mặt dưới không được lồi lõm, dùng để lót sàn, làm cầu thang, ốp tường,…
- Loại CC: Trong 4 loại, loại này kém chất lượng nhất và được áp dụng để lót sàn hay ốp tường, chỉ cần 1 mặt đẹp.
Kiểu ghép mộng
- Ghép kiểu mộng đứng: Loại này có thể nhìn thấy bằng mắt thường những răng cưa được nổi trên bề mặt của tấm ván.
- Ghép kiểu mộng nằm: Ngược lại răng cưa của loại này được ẩn sâu vào bên trong, không thể thấy bằng mắt thường.
Ưu điểm gỗ ghép tràm:
- Không mối mọt, cong vênh, ẩm mốc, giãn nở, gây hư hỏng.
- Dễ dàng vệ sinh.
- Hạn chế trầy xước, thấm nước.
- Khi dùng để ốp sàn sẽ không bị trượt.
- Đa dạng mẫu mã, nhiều kích thước dễ dàng lựa chọn.
- Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm gỗ ghép tràm:
- Không đều về màu sắc do được ghép những tấm ván lại với nhau
- Vân gỗ cũng không được đẹp, chất lượng.
Giá của gỗ tràm ghép có giá dao động từ 430,000 – 680,000 đồng tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là loại gỗ được sản xuất từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ rừng. Những thanh gỗ có kích cỡ khá giống nhau sẽ ghép để tạo thành một tấm gỗ lớn.
Loại gỗ này có 2 loại:
- Gỗ ghép thanh phủ keo bóng: là loại gỗ được tạo từ 2 lớp, một lớp là gỗ ghép và lớp phủ bề mặt là keo bóng.
- Gỗ cao su ghép thanh phủ bóng: là sản phẩm được cắt ghép từ thân hoặc gốc gỗ cao su. Những thanh gỗ được xử lý để chống mối mọt, cong, ẩm mốc. Chúng được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, và phủ sơn bóng.
Ưu nhược điểm gỗ ghép thanh
Ưu điểm
- Hạn chế co lại, cong vênh, mối mọt.
- Đa dạng mẫu mã, không xuất hiện tình trạng trầy xước.
- Thân thiện với môi trường giảm tình trạng khan hiếm gỗ như hiện nay.
- Ai cũng có thể mua sử dụng được, giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Màu sắc của những tấm gỗ không đều về màu sắc.
- Khó giải quyết về vấn đề như họa tiết, hoa văn,…
Giá của gỗ ghép thanh có giá dao động từ 340,000 – 700,000 đồng tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép xoan đào
Gỗ ghép xoan đào là gỗ được ghép lại với nhau bằng những những tấm ván của gỗ xoan đào. Thợ sẽ ghép ván gỗ này hình chữ U hoặc C ở một mặt, một hình đối với mẫu đó ở đầu còn lại. Các ván gỗ này được ghép với nhau bởi keo dán chuyên dụng cho gỗ.
Có 2 loại gỗ ghép xoan đào:
- Loại được ghép từ các tấm xoan đào
- Dùng gỗ tự nhiên để ghép và mặt ngoài phủ lớp gỗ xoan đào.
Ưu nhược điểm của gỗ xoan đào
Ưu điểm
- Chắc chắn, có khả năng chịu được sự va đập
- Hạn chế mối mọt, nứt, cong ở mức tối đa.
- Bề mặt đẹp, bóng có màu cánh gián.
- Giá rẻ
Nhược điểm:
- Dễ phai màu.
Giá của gỗ ghép xoan đào có giá dao động từ 450,000 – 590,000 đồng tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép Veneer
Gỗ ghép phủ veneer là loại gỗ sản xuất bằng cách dùng ván veneer phủ lên bề mặt gỗ tự nhiên và chúng được ép lại bằng nhiệt độ cao. Nhờ lớp phủ mà màu sắc của lớp gỗ này đồng nhất, nhìn tự nhiên, rất bắt mắt.
Các loại gỗ ghép phủ Veneer:
- Gỗ ghép cao su phủ veneer sồi: Loại này được sử dụng ván veneer từ cây sồi tự nhiên phủ lên bề mặt gỗ cao su ghép để tạo ra sản phẩm đẹp mà không lộ vết mối nối.
- Gỗ ghép phủ veneer gõ đỏ: Với gỗ ghép phủ veneer gõ đỏ, bạn có thể ứng dụng để sản xuất nội thất khác nhau như: tủ bếp, tủ quần áo, giường, cửa….
- Gỗ ghép cao su phủ veneer xoan đào: Loại này được sử dụng ván veneer xoan phủ lên bề mặt gỗ cao su ghép nhằm tạo ra các sản phẩm có bề mặt.
- Gỗ ghép phủ veneer óc chó: Bề mặt của lớp gỗ này được phủ một lớp ván lạng mỏng óc chó.
- Gỗ ghép phủ veneer xoan đào: Là loại gỗ được làm nên từ những tấm dát xoan đào mỏng từ 0.3 – 0.5cm, có độ bền tương đối cao.
- Gỗ ghép phủ veneer căm xe: Loại gỗ này có độ bền, hạn chế mối mọt, chịu được mưa nắng, dùng đóng đồ mộc và trong lĩnh vực xây dựng.
- Gỗ ghép cao su phủ veneer ASH: Gỗ ghép thanh phủ veneer ASH có thể chống cong vênh, mối mọt, gỗ ghép phủ veneer tần bì kháng ẩm cao. Vân gỗ veneer ASH có bề mặt sáng thường được dùng để làm nội thất như giường, tủ, kệ tivi, kệ sách, bàn học…rất đẹp.
Ưu nhược điểm gỗ ghép phủ veneer
Ưu điểm:
- Màu sắc của tấm gỗ thống nhất với nhau.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Không xảy ra vấn đề ẩm mốc, mối mọt, co ngót hay dãn nở khi trời lạnh hay nắng nóng.
- Lớp phủ veneer có màu sắc đa dạng, đường vân gỗ rõ nét, đảm bảo thẩm mỹ cao, sang trọng.
- Màu sắc tự nhiên nên nó rất bền, không sợ bị phai như dùng màu sơn.
- Dù rẻ hơn với gỗ tự nhiên nhưng vẫn đẹp không kém.
- Là sản phẩm thân thiện, an toàn với môi trường và con người.
Nhược điểm:
- Tính chịu nước kém.
- Dễ bị ngấm nước, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt.
- Dễ để lộ những vết dán cạnh cẩu thả, mất đi vẻ đẹp của đồ nội thất.
Giá của gỗ ghép phủ veneer có giá dao động từ 350,000 – 750,000 đồng tùy vào từng loại cũng như quy cách của chúng.
Gỗ ghép cao su phủ keo bóng
Gỗ ghép thanh phủ keo bóng là loại gỗ công nghiệp được cấu tạo bởi 2 lớp là lớp gỗ ghép và phủ lên trên bề mặt một lớp keo bóng. Vì vậy, sản phẩm có bề mặt sáng bóng, khả năng chống xước và chống ẩm cao.
Ưu điểm:
- Không có cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng.
- Tăng khả năng chống trầy xước, chống va đập và có độ bền màu tuyệt vời do bề mặt có phủ một lớp keo bóng.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Cạnh ván rất sắc, dễ bị đứt tay khi vận chuyển hoặc thi công;
- Tấm ván rất nặng, làm khó khăn khi di chuyển.
- Giá thành cao so với những loại khác.
Địa chỉ mua gỗ ghép giá tốt, uy tín chất lượng tại TP.HCM
Bạn không biết nơi nào cung cấp những gỗ ghép chất lượng? Đừng lo, Gỗ Sài Gòn là nơi chuyên cung cấp những loại gỗ ghép chất lượng với đủ tiêu chuẩn A, B, C đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Công ty gỗ Sài Gòn Tín Việt là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp những loại gỗ ghép chất lượng trên khắp thị trường Việt Nam. Tại đây, chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cạnh tranh nhất để ai cũng có thể trải nghiệm được dòng sản phẩm tuyệt vời này.
Liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin bên dưới để được tư vấn và chọn lựa được loại gỗ chất lượng nhất:
- Địa Chỉ: 31 Trần Văn Khánh, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM
- Kho Hàng: 1268, Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Mỹ, Q7, TP.HCM
- VPĐD: 223/14/7A Huỳnh Tấn Phát, Thị Trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè – TP.HCM
- Mail: sales@gosaigon.vn – thanhthuy@tinvietvn.com
- Điện thoại: 028 6262 5388 – 0908414103 – 0918437576 – Fax: 028 62625060
Xem thêm:
- So sánh gỗ ghép và MDF? Loại nào tốt hơn? Cách phân biệt gỗ ghép và ván MDF
- TOP 10 loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam mới nhất và cách nhận biết gỗ quý
- Gỗ công nghiệp là gỗ gì? Phân loại các loại gỗ công nghiệp
Với 7 loại gỗ ghép chất lượng được đánh giá là tốt nhất trong các loại gỗ ghép thường được sử dụng trong nội thất nhà cửa được kể trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn lựa được loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.