Việc lựa chọn được nguyên liệu phù hợp để chế tác nội thất cho ngôi nhà mơ ước của bạn thật không dễ dàng. Và trong tất cả các nguyên liệu thì gỗ vẫn luôn giữ được vị trí yêu thích hàng đầu trong lòng các gia chủ. Nếu như bạn là một trong những người yêu thích nội thất gỗ tự nhiên và muốn tìm cho mình một loại gỗ thể hiện sự cao sang thì Pơ Mu chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu với Gỗ Sài Gòn Tín Việt nhé!
Gỗ Pơ Mu là gỗ gì?
Có thể bạn chưa biết, gỗ Pơ Mu còn có rất nhiều tên gọi khác tùy theo tiếng dân tộc, vùng miền mà ta có thể kể đến như Hòng He (người Ba Na ở Gia Lai, Kon Tum), Mạy Long Lanh (người Thái ở miền Tây Bắc, Thanh Hóa) cùng hàng loạt những tên gọi rải rác khác như Tô Hạp, May Vạc hoặc Đinh Hương,…
Có lẽ vì có nhiều tên gọi khác nhau nên gỗ Pơ Mu không có quá nhiều người biết đến và hầu hết được sử dụng chủ bởi người dân vùng ở vùng miền Bắc, Tây Bắc hay những người có đam mê nhất định về gỗ ở tầng lớp từ trung lưu trở lên.
Đặc điểm cấu tạo của gỗ Pơ Mu
Gỗ Pơ Mu được lấy từng những thân cây gỗ lớn với chiều cao trung bình không dưới 20 mét và thường giao động trong khoảng từ 25 đến 30 mét. Những loại cây này thường mọc ở khu vực miền núi với khí hậu mát mẻ, nhiều mưa và có độ ẩm cao ở phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam hay khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk hay Đắk Nông.
Đối với gỗ Pơ Mu non, bạn dễ dàng thấy vỏ gỗ có màu nâu ánh xám hay nâu đậm và dễ bị bong tróc bởi lớp vỏ khá mỏng, để lại lớp thịt gỗ vô cùng dày đặc và rắn chắc. Riêng đối những những cây gỗ có phần tuổi thọ lâu đời hơn thì thân gỗ hay xuất hiện những vết nứt theo chiều dọc vô cùng đặc trung. Ngoài ra, gỗ cây Pơ Mu còn có một mùi thơm thoang thoảng dù ở độ tuổi nào.
Các loại gỗ Pơ Mu
Thực chất, có rất nhiều cách để phân chia các loại gỗ Pơ Mu với nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay đó chính là các phân chia gỗ Pơ Mu dựa theo nơi khai thác, nguồn gốc xuất xứ. Ba loại phổ biến nhất mà ta có thể nhắc đến đó chính là Pơ Mu ở vùng phía Bắc Việt Nam, Pơ Mu Trung Quốc. và Pơ Mu Lào.
Gỗ cây Pơ Mu Việt Nam sẽ được trồng tự nhiên và khai thác ở các tỉnh kéo dài từ phía Bắc, Tây Bắc rải rác xuống vùng Tây Nguyên như: Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Gia Lao, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông. Đặc điểm của cây Pơ Mu này đó chính là vân gỗ dày đặc nhất nên có giá đắc nhất. Màu thịt gỗ sẽ có màu vàng nhạt hơn 2 loại còn lại. Lượng tinh dầu chứa trong thịt có ở mức trung bình, độ đậm đặc cao.
Riêng gỗ Pơ Mu Trung Quốc sẽ phổ biến hơn ở vùng phía Nam, Tây Nam nước này như tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Phúc Kiến và Chiết Giang,… Thịt gỗ có màu vàng đậm. Vân gỗ có phần dày nhưng vẫn ít hơn Pơ Mu Việt Nam. Tuy nhiên gỗ Pơ Mu Trung Quốc có hàm lượng tinh dầu rất cao nên giá thành cũng không kém cạnh.
Đối với gỗ Pơ Mu của Lào thì được trồng công nghiệp, theo kế hoạch tại khu vực miền Đông nước này. Do đó giá thành của Pơ Mu Lào sẽ thấp hơn. Gỗ có màu vàng nhạt ngã trắng, vân gỗ ít cũng như là hàm lượng tinh dầu thấp với độ đậm đặc rất kém.
Ưu nhược điểm của gỗ Pơ Mu
Nào, chúng ta cùng điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm đến từ loại gỗ này nhé!
- Ưu điểm của gỗ Pơ Mu:
- Thớ gỗ chắc, chất dày.
- Có tính kháng nước cao.
- Chịu được tác động vật lý tốt.
- Tuổi thọ sử dụng cao.
- Tính thẩm mỹ cao.
- Không bị công vênh khi chịu tác dụng của nhiệt.
- Chống mối, mọt và côn trùng hiệu quả.
- Hương thơm đặc trưng, lưu lại trong thời gian lâu kể cả sau chế tác.
- Nhược điềm của gỗ Pơ Mu:
- Giá thành rất cao.
- Hiện nay đang nằm trong sách đỏ Việt Nam, khó tìm kiếm.
- Nguồn gỗ chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc và Lào.
So sánh gỗ hương và gỗ Pơ Mu
Gỗ Pơ Mu | Gỗ Hương | |
Tên gọi | Gỗ Pơ Mu còn có rất nhiều tên gọi khác tùy theo tiếng dân tộc, vùng miền mà ta có thể kể đến như Hòng He (người Ba Na ở Gia Lai, Kon Tum), Mạy Long Lanh (người Thái ở miền Tây Bắc, Thanh Hóa) cùng hàng loạt những tên gọi rải rác khác như Tô Hạp, May Vạc hoặc Đinh Hương,… | Gỗ Giáng Hương, gỗ giáng Hương Căm Bốt. |
Nơi trồng và khai thác phổ biến | Phía Bắc, Tây Bắc đến vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phía Đông Lào. Phía Nam Trung Quốc | Đông Bắc Ấn Độ. Myanma. Lào. Việt Nam. Thái Lan. Campuchia. Nam Phi. |
Phân loại | Dựa theo vị trí địa lý được trồng trọt và khai thác: Gỗ Pơ Mu Việt Nam. Gỗ Pơ Mu Lào. Gỗ Pơ Mu Trung Quốc. | Dựa theo màu sắc, đặc điểm: Gỗ Hương đá. Gỗ Hương đỏ. Gỗ Hương xám. Gỗ Hương vân. |
Đặc điểm | Màu từ vàng nhạt đến nâu đậm, nâu ánh xám. Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển. Số lượng ít, nằm trong sách đỏ. Độ bền cao. Có hương thơm đặc trưng được tỏa ra từ tinh dầu trong thịt gỗ, | Màu sắc tùy thuộc vào phân loại nhưng thường sẽ có màu hồng phớt đến màu cánh gián. Trọng lượng rất nặng, khó vận chuyển. Số lượng lớn, phổ biến và dễ tìm hơn. Độ bền rất cao. |
Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm mấy?
Theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP được cấp vào tháng 3 năm 2006, gỗ Pơ Mu chính thức được liệt vào nhóm gỗ IIA và nằm trong danh sác loài thực vật rừng được hạn chế khai thác hay sử dụng vì những mục đích thương mại. Nhóm IIA là nhóm trung gian giữa 2 chi Calocerdrus và Chamaecyparis. Đây đồng thời cũng là loại gỗ trong danh sách đỏ của nước ta hiện nay.
Vậy nên cũng có thể thấy, hiện nay rất khó để có thể tìm kiếm nội thất gỗ Pơ Mu. Hầu hết những những vật dụng bày bán đều được chế tác từ tối thiểu 20 năm trước nên giá thành được đẩy lên rất cao.
Gỗ Pơ Mu có tốt không? Có bền không?
Gỗ Pơ Mu có chất lượng cao và chưa bao giờ làm người sử dụng thất vọng. Tuổi thọ sử dụng của các chế tác đến từ nguyên liệu tự nhiên này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng của quy trình sản xuất, điều kiện và môi trường sử dụng. Tuy nhiên nhìn chung, nội thất gỗ Pơ Mu rất bền và tuổi thọ sử dụng đều được tính theo đơn vị chục năm trở lên.
Ứng dụng của gỗ Pơ Mu trong đời sống
Nếu như bạn đặt chân đến vùng Tây Bắc, bạn sẽ có thể dễ dàng bắt gặp được những chế tác vô cùng độc đáo được làm từ gỗ Pơ Mu như:
Tượng gỗ và tranh được đục từ gỗ Pơ Mu: Vì Pơ Mu là loại gỗ mềm nhưng có tuổi thọ vô cùng cao và dễ dàng chống chọi được với các tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, nước, mối, bộ,… nên đây là nguyên liệu được ưa chuộng đối với những người có niềm đam mê với nghệ thuật thủ công với sự sang trọng, cao quý.
Nội thất, bàn ghế cùng những vật dụng gia dụng: Như những nguyên liệu gỗ khác, Pơ Mu cũng được dùng để chế tác nội thất trong nhà nếu như gia chủ muốn theo đuổi phong cách quý tộc, cao sang.
Trần gỗ, ốp tường: Đây là những công dụng của gỗ Pơ Mu mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp khi đặt chân đến vùng Tây Bắc và bước vào căn nhà của những người dân thổ địa lâu năm ở đấy. Tuy đã trải qua thời gian dài sử dụng như trần gỗ và ốp tường gỗ Pơ Mu vẫn giữ nguyên được chất lượng cùng tính thẩm mỹ cao.
Gỗ Pơ Mu có đắt không? Giá gỗ Pơ Mu bao nhiêu?
Gỗ Pơ Mu nhìn chung sẽ có giá thành cao hơn so với những loại gỗ khác trên thị trường. Tuy nhiên để định giá cho sản phẩm gỗ Pơ Mu mà bạn chọn mua còn phải dựa vào các yếu tố khác như:
- Màu sắc của thịt gỗ.
- Lượng tinh dầu có trong gỗ với độ đậm đặc cao hay thấp?
- Vân gỗ có mật độ cao hay thấp? Sắc nét hay mờ nhạt?
- Thời gian kể từ khi khai thác.
- Kích thước của thớ gỗ.
- Nguồn gốc trồng trọt và khai thác gỗ.
- Phương pháp trồng: Tự nhiên hay công nghiệp?
- Chất lượng của quy trình bảo quản và sản xuất, chế tác.
Thế nhưng giá của một khối gỗ Pơ Mu với kích thước bề mặt rộng không quá 40cm và dài dưới 500cm thì giá sẽ giao động trong khoảng 30 triệu trên 1 mét khối. Để nhận được giá thành cụ thể thì quý khách đừng ngại, hãy liên hệ trực tiếp cho Gỗ Sài Gòn Tín Việt để được tư vấn chi tiết nhé!
Cách nhận biết gỗ Pơ Mu
Có thể thấy, chi phí bỏ ra để tìm mua được gỗ Pơ Mu nói chung và các chế tác từ gỗ Pơ Mu nói riêng là rất cao. Do đó bạn hãy hỏi kỹ người tư vấn cũng như là tự mình xem xét các ý sau đây để đảm bảo được lợi ích và quyền lợi mua cho bản thân:
- Hãy hỏi kỹ về nguồn gốc của sản phẩm. Nơi trồng trọt, khai thác có đảm bảo được các yếu tố về môi trường sống của cây như vùng núi cao ,tối thiểu 900 mét kể từ mặt nước biển, độ ẩm lớn, ít nắng nhiều râm và địa hình đất đá vôi hay có nguồn gốc Granit.
- Màu gỗ từ vàng nhạt ngã trắng (Pơ Mu Lào), màu nâu ngã vàng (Pơ Mu Việt Nam) và đến màu nâu đậm, nâu ánh xám (Pơ Mu Trung Quốc).
- Lớp võ gỗ (nếu còn) rất mỏng, dễ bong tróc khi chạm vào.
- Vẫn gỗ dày đặc, hay có những vết nứt đặc trưng dọc theo thân gỗ.
Xem thêm:
Trên là một số thông tin như đặc điểm, phân loại và ứng dụng về loại gỗ quý hiếm – gỗ Pơ Mu. Mong là những thông tin trên sẽ giúp các bạn tìm được những loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Và đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm Gỗ Sài Gòn Tín Việt để đọc thêm thật nhiều kiến thức xoay quanh nội thất về gỗ nhé!