Trải dài trên toàn thế giới hiện nay có đến hàng loạt các loại gỗ tự nhiên khác nhau, theo đó mỗi loại đều có giá trị của riêng của mình. Trong khi đó, một số loại gỗ sở hữu những ưu điểm vượt trội nhưng do khai phá rừng một cách bừa bãi đã dẫn đến việc chúng gần như cạn kiệt. Ở bài viết này, Gỗ Sài Gòn Tín Việt sẽ mang đến thông tin về các loại gỗ được xếp vào các dòng quý hiếm tại Việt Nam nhé!
Gỗ quý là gỗ gì?
Theo quy định hiện hành phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam được tổng hợp từ Quyết định số 2198- CNR của Bộ Lâm Nghiệp ban hành ngày 26/11/1977 quy định bảng phân loại các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước, gỗ tự nhiên sẽ được phân thành 8 nhóm riêng biệt như sau:
- Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao. Riêng đối với nhóm I sẽ có sự phân chia thành hai nhóm nhỏ là IA và IB. Đối với những loại gỗ là nhóm IA dựa theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ riêng.
- Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.
- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
- Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.
- Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.
- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất dễ chế biến.
- Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt.
- Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao.
>>>Xem chi tiết: Phân loại các loại gỗ nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 theo tiêu chuẩn, mới nhất 2022
TOP 10 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam (cập nhật 2022)
Sau đây sẽ là 10 loại gỗ quý hiếm nhất Việt Nam:
Gỗ trầm hương
Gỗ trầm hương là một trong các loại gỗ quý hiếm hay còn được gọi với tên khác là gỗ dó bầu. Loại gỗ này có mùi thơm và sẫm màu thường được dùng làm tinh dầu tạo hương hay nước hoa hoặc những nội thất cần chạm khắc tinh tế. Gỗ trầm hương được tạo ra từ tâm gỗ của cây thuỷ sinh khi chúng bị nhiễm nấm mốc. Trước khi nhiễm nấm, gỗ sẽ không có mùi, tương đối nhạt màu và nhẹ. Tuy nhiên, sau qúa trình nhiễm nấm, gỗ bắt đầu tạo ra mùi hương dễ chịu và làm tối màu cây – đây chính là trầm hương
Chất lượng mùi thơm của gỗ trầm hương sẽ ảnh hưởng bởi giống cây, vị trí địa lý, nhánh, thân và gốc của nó, thời gian kể từ khi nhiễm nấm, và phương pháp thu hoạch hay chế biến.
Từ những năm 1995, cây trầm hương đã được liệt kê vào nhóm 1 – các loại gỗ quý hiếm có mùi thơm nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài. Một trong những lý do khiến gỗ trầm hương được liệt ke vào danh sách này là vì nó hiếm và đang dần cạn kiệt.
Cách nhận biết:
- Gỗ trầm hương được chia thành 3 loại: kỳ nam, trầm và tốc. Xếp theo thứ tự mùi hương, kỳ nam là loại có mùi hương rõ rệt nhất và cực kì quý hiếm, tiếp theo là trầm chỉ tỏa được mùi hương sau khi đốt và cuối cùng là tốc.
- Để phân biệt thật giả, bạn có thể thử đốt một nhánh gỗ này, sau đó ngâm trong nước 1 – 2 tiếng, nếu là gỗ thật thì nước sẽ có hương thơm và màu nước không bị đục.
Gỗ xá xị
Gỗ xá xị hay còn được gọi là gù hương miền Bắc. Loại gỗ này có vỏ màu xám và hơi nâu. Lá của nó có hình bầu dục màu xanh, lá cây dài khoảng 7 – 10 cm. Giống như các loại gỗ quý hiếm khác, gỗ có mùi thơm và cả lá cây cũng tỏa ra mùi dễ chịu khi nghiền nát.
Cách nhận biết: Phương pháp chủ yếu mọi người hay dùng để phân biệt gỗ xá xị chính là mùi hương – mùi thơm của gỗ có hương khá giống với mùi nước xá xị, bạn có thể dùng vật cứng chà lên thân gỗ để cảm nhận mùi hương này.
Gỗ hoàng đàn
Ngoài các loại gỗ trên, gỗ Hoàng Đàn cũng là một trong các loại gỗ quý hiếm có hương thơm. Mặc dù không đắt đỏ như trầm hương, nhưng hương thơm và công dụng của loại gỗ này không hề thua kém gỗ trầm.
Chất gỗ mềm, bền và dễ chạm khắc. Chính vì vậy, nó được xem cho loại gỗ được lựa chọn phổ biến khi trang trí nội thất cũng như làm nước hoa. Nói chính xác hơn, hương thơm của gỗ hoàng đàn chắc chắn chỉ đứng sau mỗi trầm hương.
Cách nhận biết: Vì mức độ thông dụng của gỗ hoàng đàn mà không ít nơi sản xuất gỗ trâm đỏ để giả gỗ hoàng đàn qua mắt người tiêu dùng bằng cách sử dụng trầm đỏ làm ruột và bọc hoàng đàn bên ngoài. Đặc điểm nhận dạng loại gỗ giả này thường có mùi thơm nồng và nhanh hết, dễ bị mối mọt làm ảnh hưởng .
Gỗ ngọc am
Gỗ Ngọc Am là một trong các loại gỗ quý hiếm có mùi thơm thường được vua chúa và quý tộc ngay xưa sử dụng. Vì mùi hương thơm thoang thoảng, dễ chịu và giữ mùi lâu, gỗ ngọc am thường được sử dụng để làm giả gỗ hoàng đàn.
Tuy nhiên là loại gỗ quý này lại không được các các nhà khoa học khuyến khích sử dụng để làm tinh dầu bởi nó có thể làm ảnh hưởng nhiều đến cơ thể con người.
Cách nhận biết:
- Có 2 loại gỗ am: gỗ vàng và gỗ đỏ. Một trong những cách để nhận biết loại gỗ này là lớp tuyết trên gỗ. Nếu bạn dùng đèn pin soi vào lớp tuyết mà có ánh cầu vồng thì đây là gỗ ngõ am thật.
- Loại gỗ này có mùi thơm cho nên, đối với những người có kinh nghiệm dày dặn trong ngành làm gỗ, họ có thể nhận biết gỗ ngọc am thông qua mùi hương. Những loại ngọc am giả thường sử dụng tinh dầu để tạo mùi, rất nồng và dễ bay mùi, trong khi đó gỗ ngọc am tự nhiên sẽ có hương thơm nhẹ và bền mùi hơn.
Gỗ cây long não
Gỗ long não hay còn gọi với cái tên khác là gỗ rã hương. Đây là một loại cây có nguồn gốc ở Nhật Bản và trở nên phổ biến hơn ở Đông Nam Á trong những năm gần đây. Cây long não phát triển cao khoảng 20 – 30 mét, thuộc họ nguyệt quế (Lauracea) và đặc trưng có lá nguyệt quế sáng bóng.
Long não đã có từ thời trung cổ và được sử dụng để chiết xuất dầu hoặc nhựa resin chứ không phải dùng để dùng làm nội thất. Sau này, long não mới được sử dụng để làm bàn cho thợ may quần áo vì mùi hương của nó có khả năng xua đuổi côn trùng rất tốt.
Long não ngày nay còn được sử dụng làm mặt bàn, đồ nội thất, bát, những bộ phận cứng cáp trên đàn guitar và các bộ phận guitar acoustic, tay cầm dao và súng lục, bút, hộp trang sức,…và nhiều vật dụng khác.
Loại cây này có mùi thơm tạo ra cảm giác làm mát và làm ấm cơ thể. Trong y học, nó được sử dụng như chất gây tê cục bộ làm tê da. Tinh dầu long não còn có đặc tính kháng nấm có thể chữa nấm móng chân hoặc mụn cóc.
Cách nhận biết: Các mắt gỗ được tìm thấy trên cây to và lớn với màu sắc hơi nâu đỏ đến đỏ thẫm. Bên cạnh màu của gỗ, mùi hương cay nồng có thể được ngửi thấy từ lá, gỗ và vỏ cây cũng là đặc điểm nhận dạng loại cây này.
Gỗ huỳnh đàn
Gỗ huỳnh đàn có ba loại: gỗ huỳnh đàn là gỗ huỳnh đàn trắng, đỏ và vàng. Loại gỗ này còn được biết đến với cái tên dân gian là gỗ sưa. Tuy là loại gỗ quý những đây lại là loại gỗ có khả năng sinh trưởng trong môi trường cực kì khắc nghiệt.
Thân gỗ tuy mềm nhưng chứa tinh dầu giống như gỗ trầm nên không bị mối mọt làm ảnh hưởng. Vì vậy loại gỗ này thường được sử dụng để làm nội thất như giường ngủ, tủ đồ,…
Cách nhận biết:
- Để nhận biết loại gỗ này, bạn cần dùng dao cạo mạnh vào gỗ cho đến khi thấy màu đỏ thì ngửi trực tiếp, nếu có mùi hương giống với mùi trầm thì đây là gỗ thật.
- Một mẹo khác để phân biệt gỗ huỳnh đàn là lớp vỏ bên ngoài. Gỗ huỳnh đàn trắng sẽ có lớp ngoài khá dày, màu trắng nhạt trong khi gỗ huỳnh đàn đỏ có những vân màu đỏ trên thân gỗ. Còn gỗ huỳnh đàn vàng sẽ có màu vàng nhạ hay hơi ngã sang màu nâu.
Gỗ thông đỏ
Cây gỗ thông đỏ có màu sắc đỏ nâu nhạt đặc trưng, chống mối mọt và khá nặng. Đây cũng là lý do loại gỗ này được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu nội thất. Bên cạnh đó, gỗ thông đỏ còn được dùng để làm dược liệu chữa bệnh.
Ngày nay, để giúp cho gỗ bắt mắt và nổi bật hơn, người ta thường phủ cốt ván gỗ để mang lại màu sắc đa dạng và phong phú. Thông đỏ cũng có một mùi hương khá nhẹ nhàng và có ý nghĩa là mang lại sự may mắn cho chủ nhà. Vì vậy, loại gỗ này cũng thường đường sử dụng để làm vật phong thủy trong nhà.
Ngoài ra, gỗ thông đỏ còn được ứng dụng để làm gỗ ghép thông trong nội thất nhà cửa. Không chỉ có độ bền cao mà loại gỗ thông ghép còn mang giá trị thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà bạn.
Cách nhận biết: Gỗ thông đỏ có một đặc điểm là cho dù có sinh sống lâu, thân cây không thể to hơn 35 cm. Ngoài ra, gỗ thông đỏ còn có đặc tính kháng nước khá tốt. Vì vậy, bạn cũng có thể sử dụng nước để kiểm tra gỗ thật – giả.
Gỗ dầu gió
Gỗ cây Dầu Gió hay còn gọi với cái tên là gỗ dổi. Tên của loại gỗ này bắt nguồn từ mùi hương giống mùi dầu gió Việt Nam. Mùi hương này có khả năng đuổi được ruồi muỗi và kháng mối mọt. Là một trong số các loại gỗ quý hiếm có mùi thơm và có giá trị cao được rất nhiều nhà sử dụng loại gỗ này để làm nội thất trong nhà.
Cách nhận biết:
- Một trong những đặc điểm đặc biệt của loại gỗ này là chịu được nhiệt độ và cả mưa gió. Bạn có thể dùng nhiệt để thử gỗ nếu gỗ có bị biến dạng thì là gỗ giả.
- Ngoài ra màu sắc cũng là là đặc điểm quan trọng khi phân biệt gỗ dầu gió. Gỗ dầu gió có màu vân vàng sáng nhìn rất bắt mắt, màu vàng óng ánh của gỗ rất đẹp.
Gỗ kháo vàng
Đây là một loại gỗ đẹp mắt với màu lõi của gỗ là màu vàng nhạt. Mặc dù nó có nhiều nét tương đồng với gỗ thông dụng thông thường nhưng mùi hương của loại gỗ này khiến cho nó trở thành một trong những loại gỗ quý hiếm có mùi thơm.
Cách nhận biết:
- Cách 1: Kiểm tra vân gỗ hai mặt có đồng nhất vân hay không. Nếu đồng nhất thì đây là gỗ tự nhiên.
- Cách 2: Dùng móng tay ấn xuống gỗ để có để lại dấu vết gì hay không. Nếu trên gỗ hiện dấu móng tay thì đây là loại gỗ giả.
Xem thêm:
- Gỗ ngọc am là gì? Thuộc nhóm mấy? Có tác dụng và ý nghĩa gì? Các loại gỗ ngọc am
- Gỗ trắc là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? Có tốt không? Các loại gỗ trắc
- Gỗ cẩm lai là gì? Có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Các loại gỗ cẩm lai
Trên đây là tất cả những thông tin về gỗ quý hiếm có mùi thơm ở Việt Nam hiện nay cũng như cách phân biệt các loại gỗ thật giả chính xác nhất!