Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ván ép khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vậy ván ép nào tốt nhất? Ưu, nhược điểm và giá thành của từng loại ván ép như thế nào? Dưới đây TOP 6 loại ván ép chất lượng, bền đẹp và có giá thành tốt nhất hiện nay. Hãy cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt tìm hiểu chi tiết các bạn nhé!
Ván ép MDF
Ván gỗ ép công nghiệp MDF, hay Medium Density Fiberboard là loại ván gỗ có có sợi gỗ được ép ở mật độ trung bình.
Trong thành phần cấu tạo của ván gỗ MDF, các bột sợi gỗ nhỏ chiếm đến 75%, còn lại là chất kết dính và các chất phụ gia như: Chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, chống mốc, chống trầy xước), paraffin wax, bột độn vô cơ. Lõi ván gỗ MDF rất mịn. Sau khi hoàn thiện quá trình gia công thì ván MDF sẽ được phủ lớp melamine để chống trầy xước và chống nước.
Ván ép MDF được chia làm 2 loại, bao gồm: Gỗ cứng và gỗ mềm. Và tùy từng loại gỗ làm ra các bột gỗ, sợi gỗ khác nhau và các thành phần phụ ra mà người ta chia gỗ MDF làm 4 loại chính:
- MDF dùng trong nhà: Thường được dùng để làm nội thất hoặc bàn ghế văn phòng.
- MDF chống ẩm: dùng ở ngoài trời hay những nơi có độ ẩm cao.
- MDF mặt trơn: có thể sơn lên bề mặt ngay mà không phải chà nhám nhiều.
- MDF không trơn – MDF phủ melamine: thường được trang trí các bề mặt từ Melamine
Những ưu và nhược điểm của loại ván ép này là:
Về ưu điểm:
- Ít bị cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên
- Bề mặt ván phẳng, giúp chúng ta dễ dàng thi công nội thất
- Bề mặt ván có thể kết hợp cùng các vật liệu như: Veneer, acrylic, melamine, laminate,…
- Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Các sản phẩm làm từ ván MDF có tuổi thọ bền lâu
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau
Về nhược điểm:
- Ván ép MDF có khả năng chịu nước kém
- Ván không quá dày, độ dẻo dai hạn chế
- Không thể làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên
Dưới đây là bảng giá chi tiết ván ép MDF trên thị trường:
Ván ép cao cấp (HDF)
Ván ép HDF được sử dụng phổ biến hơn nhiều loại ván thông thường khác bởi có chất lượng và độ bền rất tốt. Loại ván này được sản xuất từ bột gỗ của các loại cây gỗ tự nhiên. Cây gỗ không lẫn tạp chất sẽ được cho vào máy xay nhuyễn, rồi được trộn với các chất phụ gia, giúp cho ván gỗ có khả năng chống ẩm, chống mối. Sau đó, hỗn hợn này sẽ được đưa vào một máy ép để ép dưới áp suất cao, cho ra sản phẩm là những tấm ván rộng từ 2 – 2,4 m và có độ dày từ 6 – 24 mm.
Ván gỗ ép HDF có 2 loại phổ biến, là ván HDF lõi trắng và ván HDF lõi xanh.
Những ưu và nhược điểm của ván ép HDF có thể kể đến như:
Về ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ rất cao
- Không bị ẩm mốc, mối mọt tấn công, không bị cong vênh do điều kiện thời tiết
- Dễ dàng kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như: Laminate, veneer, melamine…
- Độ bám ốc vít rất tốt
- Độ bền cao hơn các loại ván ép thông thường khác
- Khá thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng
Về nhược điểm:
- Đây là loại ván ép có giá thành đắt nhất trong các loại ván ép công nghiệp
- Chỉ có thể thi công thành những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng, hoặc kết hợp thêm nẹp để làm điểm nhấn
- Khó phân biệt ván ép cao cấp HDF với ván ép MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường
Dưới đây là bảng giá ván gỗ ép công nghiệp HDF, mời các bạn cùng tham khảo:
Kích thước | Tiêu chuẩn E1 | Tiêu chuẩn E2 | Black HDF |
1220 x 2440 x 2,5 mm | 100.000 VNĐ | ||
1220 x 2440 x 9 mm | 285.000 VNĐ | ||
1220 x 2440 x 17 mm | 575.000 VNĐ | ||
1220 x 2440 x 12 mm | 640.000 VNĐ | 640.000 VNĐ | |
1220 x 2440 x 18 mm | 950.000 VNĐ | 950.000 VNĐ | |
1830 x 2440 x 12 mm | 985.000 VNĐ | 985.000 VNĐ | |
1830 x 2440 x 18 mm | 1.360.000 VNĐ | 1.360.000 VNĐ |
Ván ép 3mm
Đúng như tên gọi của mình, ván ép 3mm được sản xuất và gia công cực kỳ mỏng. Đây là một trong số các loại ván ép công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ván ép 3mm thường được dùng để thi công các công trình xây dựng, đóng gói bao bì, làm đế lịch, đồ chơi trẻ em, làm kệ kê lót các thùng chứa đồ, tủ giày, tủ quần áo,… Chất kết dính được sử dụng là keo ép ván (nhựa kết dính). Những loại keo ép ván thông dụng nhất là keo Urê fomandehit, keo E2, keo 1, và keo Carb P2 (keo E0).
Những ưu và nhược điểm của loại ván ép 3mm có thể kể đến là:
Về ưu điểm:
- Mang tính ứng dụng cao: Có thể làm đồ nội thất hoặc dùng để đóng gói bao bì, làm đồ chơi của trẻ em, làm kệ lót, tủ,…
- Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại ván ép khác
- Nguyên liệu sản xuất dễ kiếm
- Thiết kế khá đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, gia công sản phẩm
- Kích thước, mẫu mã, màu sắc đa dạng để người dùng có nhiều sự lựa chọn
- Có thể kết hợp thêm các lớp phủ bề mặt như veneer, melamine, laminate,…
Về nhược điểm:
- Độ bề không cao
- Khả năng chịu nước thấp, dễ bị mốt mọt xâm nhập
- Có thể bị cong vênh, tách lớp khi tiếp xúc với nước, nhưng không đáng kể
Tham khảo bảng báo giá chi tiết ván ép 3mm tại đây:
Ván ép coppha
Ván ép coppha, hay còn gọi là ván khuôn, được sản xuất riêng biệt cho khuôn đổ bê tông xây dựng. Cấu tạo của loại ván ép này là nhiều lớp gỗ lạng mỏng (thường từ 9 – 12 lớp) và được ép lại với nhau bằng keo dán chuyên dụng (phenolic, elamine,…), dưới nhiệt độ và áp suất cao. Những loại keo dán này có tác dụng vừa liên kết các lớp ván lại với nhau, vừa có tính kháng nước, chổng ẩm tốt và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.
Dựa vào bề mặt ván ép và công năng sử dụng, ta có thể phân loại ván ép coppha thành những loại dưới đây:
- Ván ép coppha đỏ
- Ván ép coppha phủ film
- Ván ép coppha dài
- Ván ép coppha phủ keo…
Ván ép coppha có những ưu và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm:
- Mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình xây dựng
- Có mức giá thành phải chăng
- Có thể tái sử dụng nhiều lần
- Giúp người thi công hạn chế hao hụt vật tư tối đa
- Có tính chống nước tốt
- Khả năng chống ẩm và kháng mối mọt tốt
- Dễ dàng và thuận tiện trong quá trình vận chuyển, thi công và lắp đặt
Về nhược điểm:
- Diện tích gia công nhỏ, do đó cần phải có nhiều nhân lực ghép tấm gỗ với nhau để có thể tạo ra khuôn đổ bê tông
- Dễ phát sinh chi phí cho vật liệu phủ để có thể tạo ra bề mặt ván khuôn
- Ván gỗ coppha tự nhiên dễ bị cong bênh và biến dạng bởi điều kiện thời tiết
Sau đây là bảng giá ván ép coppha mới nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Kích thước ván | Độ dày ván | Tiêu chuẩn | Đơn giá/tấm | Chú thích |
1220 x 2440mm | 12mm | Eco form | 320.000 | |
1220 x 2440mm | 15mm | Eco form | 370.000 | |
1220 x 2440mm | 18mm | Eco form | 420.000 | |
1220 x 2440mm | 21mm | Eco form | Cập nhật | |
1000 x 2000mm | 18mm | Eco form | 330.000 | |
1000 x 2000mm | 18mm | Eco form | 350.000 | |
1220 x 2440mm | 12mm | Prime form | 340.000 | |
1220 x 2440mm | 15mm | Prime form | 385.000 | |
1220 x 2440mm | 18mm | Prime form | 440.000 | |
1220 x 2440mm | 21mm | Prime form | Cập nhật | |
1220 x 2440mm | 15mm | Premium form | 425.000 | |
1220 x 2440mm | 18mm | Premium form | 480.000 |
Ván ép (ghép) plywood
Có thể nói, ván ép plywood được xem là sự lựa chọn hàng đầu trong số những loại ván ép được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Ván plywood được sản xuất từ nguyên liệu là các lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm, lấy từ cây thông, bạch dương, bạch đàn, óc chó,… Những lớp gỗ này sau khi được khai thác sẽ được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, rồi được dán lại với nhau bằng các chất kết dính.
Ván gỗ ép Plywood được phân loại như sau:
- Poplar Plywood (làm từ gỗ cây bạch dương)
- Walnut Plywood (làm từ gỗ cây óc chó)
- White OAK Plywood (làm từ gỗ cây sồi trắng)
- ASH Plywood (làm từ gỗ cây tần bì)
- Các loại ván ép Plywood khác…
Những ưu và nhược điểm của ván ép plywood là:
Về ưu điểm:
- Có khả năng chịu lực tốt
- Ít gặp tình trạng bị biến dạng, cong vênh
- Khả năng chống ẩm cực kỳ tốt, phù hợp để thiết kế các sản phẩm nội thất trong môi trường có độ ẩm cao
- Có thể dễ dàng uốn cong ván plywood để tạo ra những sản phẩm nội thất mang tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng
- Có độ cứng và độ bền tương đối cao
- Độ bám vít và bám dính tốt
- Bề mặt ván ép tương đối mịn
- Giá thành hợp lý so với các loại ép thông thường khác
Về nhược điểm:
- Nếu không được xử lý, tẩm sấy theo đúng quy trình thì bề mặt ván plywood rất dễ bị cong vênh, gồ ghề, dẫn đến tính thẩm mỹ không cao. Ván sẽ bị tách lớp trong điều kiện độ ẩm cao
- Nếu không xử lý tốt trước khi ép ván thì khả năng kháng mối mọt của ván plywood rất thấp
- Màu sắc không đồng đều và không tự nhiên như các loại ván MDF, MFC
Sau đây là bảng giá mới nhất của ván ép plywood:
Độ dày | 1m x 2m | 1,2m x 2,4m |
4 mm | 86.000 VNĐ | 125.000 VNĐ |
5 mm | 185.000 VNĐ | |
6 – 8 mm | 140.000 VNĐ | 203.000 VNĐ |
10 mm | 160.000 VNĐ | 235.000 VNĐ |
12 mm | 185.000 VNĐ | 265.000 VNĐ |
14 mm | 205.000 VNĐ | 303.000 VNĐ |
16 mm | 225.000 VNĐ | 330.000 VNĐ |
18 mm | 245.000 VNĐ | 360.000 VNĐ |
Ván ép MFC
Ván ép Melamine Faced Chipboard còn được gọi là ván gỗ ép công nghiệp MFC. Loại ván này có nguyên liệu chính là bột gỗ lấy từ các loại cây gỗ tự nhiên như: Keo, bạch đàn, cao su… Các cây gỗ này sau khi được bỏ lá, cành nhỏ và vỏ gỗ thì sẽ được đưa vào máy băm nhỏ thành các dăm gỗ. Sau đó, người gia công sẽ trộn dăm gỗ với keo dán, rồi ép lại thành những tấm ván có độ dày và kích thước khác nhau. Bề mặt ván được tráng nhựa PVC, hoặc ép lại với lớp giấy vân gỗ.
Ván ép MFC gồm 3 loại chính: Ván MFC chống ẩm và ván MFC thường, MFC phủ melamine
Tương tự như các loại ván nêu trên, ván MFC cũng có một số ưu và nhược điểm nhất định.
Về ưu điểm:
- Giá thành rất rẻ
- Có đặc tính nhẹ, giúp chúng ta dễ dàng vận chuyển, gia công và lắp đặt
- Có khả năng giữ vít và đinh tốt hơn so với ván ép MDF
- Có thể gia công, dán và sơn rất dễ dàng
- Bề mặt ván trơn, phẳng, do đó ta có thể dễ dàng vệ sinh, lau chùi sản phẩm
- Thân thiện với môi trường, khá an toàn với người dùng
- Có khả năng cách nhiệt tốt
- Có thể kết hợp với các vật liệu bề mặt như veneer, laminate để tăng thêm tính thẩm mỹ
Về nhược điểm:
- Độ cách âm không tốt bằng ván MDF, HDF
- Độ bền thấp, dễ bị hư hại khi tiếp xúc với độ ẩm
- Độ bền không cao, do đó hầu như không được sử dụng trong các công trình chịu trọng lượng lớn
- Nếu trong ván ép có sử dụng nồng độ Formaldehyde cao thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
Sau đây là bảng giá chi tiết của ván ép MFC:
Kích thước | 100, Xám | 101, Vân gỗ | Đơn sắc |
1220 x 2440 x 9 mm | 245.000 VNĐ | 265.000 VNĐ | 285.000 VNĐ |
1220 x 2440 x 12 mm | 290.000 VNĐ | 315.000 VNĐ | 330.000 VNĐ |
1220 x 2440 x 15 mm | 315.000 VNĐ | 335.000 VNĐ | 355.000 VNĐ |
1220 x 2440 x 17 mm | 335.000 VNĐ | 355.000 VNĐ | 375.000 VNĐ |
1220 x 2440 x 18 mm | 354.000 VNĐ | 365.000 VNĐ | 385.000 VNĐ |
1220 x 2440 x 18 mm (chống ẩm) | 420.000 VNĐ | 440.000 VNĐ | 460.000 VNĐ |
Xem thêm:
- Các loại ván ép trên thị trường chất lượng, tốt, được sử dụng hiện nay
- Ván ép chịu nước là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm
- Tổng hợp kích thước ván ép các loại theo tiêu chuẩn phổ biến nhất
Trên đây là TOP 6 các loại ván ép tốt nhất thịnh hành và được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã được giải đáp thắc mắc loại ván ép nào tốt nhất. Mỗi loại ván ép công nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy tham khảo thật kỹ về đặc điểm, giá thành và lựa chọn những loại ván ép phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng các bạn nhé!