Kiểm tra chất lượng gỗ là mối quan tâm hàng đầu khi chọn mua đồ nội thất bằng gỗ để trang trí cho không gian sống của gia chủ. Những sản phẩm gỗ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao được xem xét qua nhiều quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Bài viết này, cùng tham khảo cách kiểm tra chất lượng gỗ chuẩn tại Gỗ Sài Gòn Tín Việt.
Kiểm tra chất lượng đối với từng loại gỗ
Muốn kiểm tra gỗ tốt hay không, chúng ta dựa vào các yếu tố như mùi hương của gỗ, tỷ lệ chống thấm nước, bề mặt gia công gỗ, màu sắc lớp sơn phủ…
Từng loại gỗ sẽ có cách kiểm tra chất lượng gỗ khác nhau. Tuổi thọ của mỗi loại gỗ cũng khác nhau nên giá thành của chúng cũng khác nhau.
Gỗ cứng
Đây là loại gỗ có tuổi thọ cao, giá thành đắt. Bề mặt gỗ cứng và gỗ dán khá giống nhau do được đóng veneer nên cần chú ý đến tất cả các chi tiết của gỗ để phân biệt. Tránh nhầm lẫn khi mua hàng.
Gỗ dán
Nên lựa chọn loại gỗ dán có nhiều lớp để gỗ có độ chắc chắn cao và độ bền lâu. Kiểm tra số lớp thông qua mặt cắt của gỗ dán. Thông thường, nên chọn gỗ dán có 9 lớp để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Gỗ veneer
Gỗ veneer hay còn gọi là gỗ ván lạng. Đây là một loại gỗ tự nhiên chất lượng cao, được bóc ly tâm, độ dày gỗ từ 0,3mm – 0,6mm. Một cây gỗ tự nhiên lạng ra rất nhiều tấm gỗ veneer nhưng hiếm có tấm nào có độ dày vượt quá 3mm.
Các loại gỗ thường được phủ một lớp veneer để trông giống như gỗ thật, giảm thiểu chi phí sản xuất, vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các dấu hiệu ảnh hưởng tới chất lượng của gỗ
Một số dấu hiệu ảnh hưởng tới chất lượng gỗ như:
- Thành phẩm của sản phẩm gỗ có màu sắc đẹp, rõ nét, đồng đều thì gỗ đó được đánh giá cao về chất lượng.
- Với những sản phẩm giống nhau về kích thước, mẫu mã thì sản phẩm nào nặng hơn sẽ được đánh giá tốt hơn do gỗ có nhiều “thịt” hơn.
- Kiểm tra kỹ các mối ghép của sản phẩm đồ gỗ. Nếu sản phẩm bị lỏng lẻo, khớp nối lung lay, các mối ghép không ăn khớp với nhau thì đây là sản phẩm kém chất lượng, không nên mua.
Quy trình kiểm tra chất lượng gỗ
Quy trình kiểm tra chất lượng gỗ sẽ thực hiện công đoạn chuẩn bị sản xuất thành phẩm đến công đoạn hoàn thiện, kiểm tra xem có cần sửa chữa khuyết điểm nào không. Từng công đoạn trong mỗi quy trình kiểm tra được thực hiện khắt khe, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất kho.
Chuẩn bị sản xuất thành phẩm:
Sau mỗi bước gia công sẽ thu được nhiều thành phẩm gỗ được thiết kế khác nhau như: thanh gỗ, khối gỗ thô, cắt gỗ, khoan gỗ, xử lý bề mặt, nối hoặc ghép gỗ. Những sản phẩm này được phân loại rõ ràng giúp thuận tiện cho quá trình kiểm tra chất lượng gỗ.
Kiểm tra bề mặt gỗ:
Quan sát, kiểm tra bề mặt gỗ gồm: màu sắc, vân gỗ, vết cắt, lỗ khoan và các mối nối bằng kính lúp hoặc bằng mắt thường. Quá trình này đòi hỏi người kiểm tra phải thật cẩn thận và tỉ mỉ để quan sát thật kỹ lưỡng và có biện pháp xử lý, sữa chữa phù hợp.
Kiểm tra độ bền của gỗ:
Dựa vào một số tiêu chí:
Độ cứng, khả năng chịu lực, khả năng chống ẩm, tuổi thọ của sản phẩm và các đánh giá, nhận xét của khách hàng đã mua sản phẩm.
Chuẩn bị công cụ sửa chữa:
Việc chuẩn bị các dụng cụ sửa chữa như: công cụ mài gỗ, công cụ trám gỗ, máy cắt, cưa xẻ, các loại cọ quét sơn phủ, dung dịch tẩy rửa vệ sinh gỗ,… giúp cho việc kiểm tra chất lượng gỗ diễn ra thuận lợi.
Sửa chữa sản phẩm gỗ:
Sau khi đánh giá kỹ lưỡng chất lượng gỗ, xác nhận mức độ hoàn thiện và những lỗi cần sửa chữa. Chúng ta tiến hành sửa chữa để cho ra được sản phẩm gỗ cuối cùng đáp ứng các tính năng, độ cứng, độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu suất sử dụng.
Vai trò của việc kiểm tra chất lượng gỗ
Kiểm tra chất lượng gỗ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm gỗ nhằm mục đích gia tăng tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu, cải thiện năng suất quy trình gia công gỗ.
Những vai trò đáng chú ý của kiểm tra chất lượng gỗ gồm:
- Đáp ứng thị hiếu của khách hàng về tính năng, tính thẩm mỹ, chất lượng, mức độ an toàn và độ bền của đồ nội thất gỗ.
- Giảm thiểu tối đa sự lãng phí nguyên vật liệu và sức lao động trong quá trình gia công.
- Đảm bảo độ an toàn cao cho sản phẩm gỗ, tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Đáp ứng các quy định của pháp luật về độ an toàn, tiêu chuẩn chất lượng gỗ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Những phương pháp kiểm tra chất lượng gỗ phổ biến
Chất lượng gỗ được xác định thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp.
Dưới đây là những phương pháp kiểm tra chất lượng gỗ phổ biến:
Phương pháp kiểm tra bằng mắt thường
Nhìn bằng mắt thường để kiểm tra các đặc tính của gỗ: màu sắc, vân gỗ, độ mịn bề mặt… để kiểm tra chất lượng gỗ.
Phương pháp kiểm tra bằng công cụ
Sử dụng các dụng cụ đo lường để kiểm tra chất lượng của gỗ như: khối lượng, thể tích, độ dày, độ cứng, độ ẩm…
Phương pháp kiểm tra bằng hóa chất
Sử dụng một số hóa chất tác động lên gỗ để xác định khả năng chống mối mọt, chống thấm nước, độ bền… của gỗ.
Kết luận
Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hi vọng bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để tiến hành kiểm tra chất lượng gỗ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua đồ nội thất gỗ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm nội thất gỗ của Gỗ Sài Gòn để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với giá thành hợp lý.
Bài viết liên quan
- Tìm hiểu về dòng Sơn bệt phủ gỗ công nghiệp
- Tại sao nên chọn mua bàn trang điểm gỗ công nghiệp
- Bàn làm việc gỗ công nghiệp: Ưu điểm, phân loại, ứng dụng
Gỗ Sài Gòn cung cấp các sản phẩm gỗ đạt chất lượng, thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, đáp ứng tất cả thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tham khảo một số sản phẩm gỗ công nghiệp hiện có tại gosaigon.vn: