Gỗ MFC là một trong những vật liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế và thi công nội thất. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn mua loại gỗ công nghiệp này, hãy cùng tìm hiểu về gỗ MFC là gì? có tốt không, đặc điểm, phân loại của loại gỗ này so với những loại gỗ khác để có lựa chọn phù hợp nhất, qua bài viết dưới đây từ Gỗ Sài Gòn Tín Việt.
Gỗ MFC là gì?
Tên đầy đủ của MFC là Melamine Faced Chipboard, đây là loại gỗ công nghiệp được lựa chọn chủ yếu trong lĩnh vực nội thất ngày nay. Gỗ MFC được hình thành từ cốt gỗ ván ép hoặc gỗ dăm (như gỗ OSB, PB, WB), sau đó phủ lên cốt gỗ một lớp nhựa công nghiệp còn gọi là Melamine. Mặc dù thành phần chính là vụn gỗ từ gỗ chuyên dụng nhưng MFC vẫn được xếp vào nhóm các loại gỗ công nghiệp.
Đặc điểm của gỗ MFC
Theo thống kê, gỗ MFC chiếm tới 80% sản lượng gỗ nội thất công nghiệp mỗi năm. Chiếm được tỉ trọng lớn như vậy trong ngành sản xuất nội thất phải kể đến những đặc điểm mà loại gỗ này đang sở hữu như sau:
- Cấu tạo: Gỗ sau khi thu hoạch, cắt vụn băm nhỏ trộn cùng với keo, sau đó ép lại thành từng tấm dưới áp suất nén cao.
- Tính chất: Bề mặt ván gỗ ép được phủ lớp Melamine không chỉ tạo tính thẩm mỹ mà còn có tác dụng trong việc chống xước, chống thấm, tăng khả năng chịu lực.
- Phân loại: Gỗ MFC được phân thành nhiều chủng loại dựa theo các tiêu chí như đặc tính, kích thước.
Các loại gỗ MFC
Như đã nói ở trên, gỗ MFC được phân loại theo hai tiêu chí đặc tính và kích thước, cụ thể như sau:
Theo đặc tính: loại thường, loại chống ẩm, loại phối 2 màu.
- Loại thường
Gỗ MFC loại thường có tới 80 màu với sự đa dạng về hình thái từ màu sắc, vân gỗ cho đến việc giả chất liệu gỗ khác nhau như gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ dẻ gai, gỗ óc chó, gỗ giả tỵ, gỗ xoan đào, gỗ nu vàng, gỗ nu đỏ…
Loại chống ẩm
MFC chống ẩm là loại gỗ dành cho những đồ vật nội thất ở ngoài trời hoặc tiếp xúc với nước. Loại gỗ chống ẩm lõi xanh này có tới 240 màu V313 tương tự với màu sắc của gỗ MFC dạng chuẩn.
- Loại gỗ MFC phối 2 màu
Gỗ MFC phối 2 màu là vật liệu nội thất được ưa chuộng với tính thẩm mỹ cao, màu sắc linh hoạt, rất khó để cho người ta tìm được đường nối đứt đoạn giữa các mảng gỗ nối này.
Theo kích thước
Dựa theo tiêu chí kích thước gỗ MFC được phân chia thành hai loại: dạng chuẩn và loại vượt khổ. Trong đó, loại vượt chuẩn được chia thành 3 loại:
- Size nhỏ [độ dày: 4’x8’ - kích thước: 1220 x 2440 (9-50) mm]
- Size trung [độ dày: 5’x8’- kích thước: 1530 x 2440 (18/25/30) mm]
- Size lớn [độ dày 6’x8’ – kích thước: 1830 x 2440 (12/18/25/30) mm]
Với loại vượt khổ MFC có kích thước: 1220 x 2745 (18/25) mm với độ dày 4’x9’
Cách xử lý gỗ MFC
Quy trình sản xuất gỗ MFC được tiến hành theo quy trình chặt chẽ như sau:
- Bước 1: Chọn gỗ đưa về nhà máy và dùng máy để băm gỗ thành những mảnh nhỏ thành dăm gỗ
- Bước 2: Sấy gỗ ở nhiệt độ tiêu chuẩn để gỗ không bị tấn công bởi mối mọt
- Bước 3: Phân loại dăm gỗ theo kích thước
- Bước 4: Trộn lẫn các loại dăm gỗ với keo và phụ gia chuyên dụng
- Bước 5: Tạo hình gỗ dựa trên các thông số kích thước
- Bước 6: Ép gỗ sơ bộ sau khi tạo hình
- Bước 7: Cắt gỗ theo kích thước tiêu chuẩn
- Bước 8: Ép gỗ bằng áp suất và nhiệt độ
- Bước 9: Xén các cạnh gỗ và bỏ các tấm gỗ bị lỗi cạnh
- Bước 10: Mài bề mặt gỗ nhẵn mịn
- Bước 11: Phủ Melamine lên bề mặt tấm ván dăm thô
- Bước 12: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bàn giao
Gỗ MFC có tốt không?
Gỗ MFC có tốt không là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều gia chủ khi có nhu cầu làm đồ gỗ nội thất. Để trả lời cho câu hỏi này, cùng tham khảo về ưu – nhược điểm của nó dưới đây:
Ưu điểm của gỗ MFC:
- Được hình thành từ bột cây gỗ tự nhiên cho thành phẩm trong thời gian ngắn nên tăng khả năng tái cấu trúc rừng. Quá trình khai thác gỗ không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng.
- Quy trình sản xuất gỗ MFC chuyên nghiệp, hiện đại với tỷ trọng nén cao giúp tuổi thọ của gỗ có thể lên đến 15 năm.
- Gỗ MFC sử dụng keo kết dính chuyên dụng tạo lớp phủ bề mặt có khả năng chống ẩm, chống trầy, độ bóng đẹp.
- Gỗ MFC phủ lớp Melamine tạo tính thẩm mỹ cao như các loại gỗ tự nhiên, vệ sinh mặt gỗ dễ dàng lại còn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại gỗ tự nhiên.
- Với tỷ trọng nén cao nên gỗ MFC có tính chất cách nhiệt, cách âm khá tốt, chất liệu gỗ nén giúp cho quá trình thi công gỗ dễ dàng, thuận tiện hơn.
Nhược điểm của gỗ MFC:
- Gỗ MFC được lựa chọn từ gỗ ngắn ngày nên khi gặp ẩm dễ xảy ra tình trạng phồng, cong vênh.
- Dù có quy trình sản xuất chắc chẽ tuy nhiên MFC vẫn là gỗ công nghiệp nên tuổi thọ không lâu dài như gỗ tự nhiên
- MFC có độ dày khá mỏng nên sẽ gây hạn chế khi sản xuất các sản phẩm mang tính đặc thù.
Giá gỗ MFC bao nhiêu
Gỗ MFC có giá thành khá rẻ, phù hợp điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá của gỗ sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào bề mặt phủ và độ dày. Nếu như lựa chọn Melamine là mặt phủ thì giá thành sẽ thấp hơn so với những loại gỗ MFC có bề mặt như Acrylic hay Laminate. Giá gỗ hiện nay giao động từ 240.000 VNĐ – 500.000VNĐ.
Ứng dụng của gỗ MFC trong đời sống
MFC được ứng dụng phổ biến trong thiết kế thi công nội thất nhà ở và các khu vực văn phòng. MFC chiếm tới 80% sản lượng đồ gỗ công nghiệp mỗi năm bởi những ưu điểm về giá thành rẻ và màu sắc đẹp, bền lâu. Loại gỗ này thường được dùng để sản xuất tủ quần áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa tủ…
Bên cạnh đó, Gỗ MFC cũng là một lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm nội thất gia đình được các công ty, showroom định hướng tư vấn cho khách hàng. Trong đó, nếu là đồ nội thất dành cho nhà ở, văn phòng, cửa hàng nên sử dụng MFC tiêu chuẩn. Với những khu vực hay tiếp xúc với nước như ban công, toilet…nên chọn loại MFC chống ẩm.
Tổng kết
Với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ, MFC được nhiều tổ chức khuyến khích sử dụng bởi tính thân thiện mà loại gỗ này mang đến cho môi trường. MFC sẽ giúp giải quyết vấn đề về thiếu hụt gỗ tự nhiên trong tương lai.
Như vậy, Gỗ mfc là gì? Có tốt không? Đặc điểm, phân loại, giá thành của loại gỗ này ra sao. Tất cả đã được trả lời đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin Gosaigon.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về loại gỗ này từ đó tìm được loại gỗ phù hợp cho công trình tương lai.