Gỗ đổi màu là gì? Các loại gỗ đổi màu và ứng dụng

Gỗ đổi màu là một loại vật liệu gỗ khá đặc biệt, có khả năng tự biến đổi màu sắc khi chịu tác động từ môi trường sống xung quanh (ví dụ như nhiệt độ, ánh sáng,…). Vậy gỗ đổi màu là gì? Các lọai gỗ đổi màu thông dụng nhất hiện nay? Gỗ đổi màu được ứng dụng như thế nào trong đời sống? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt tìm hiểu nhé!

Gỗ đổi màu là gì?

Gỗ đổi màu là một nhóm cây thân gỗ có đặc điểm sinh học rất đặc biệt. Nó còn được biết đến với nhiều loại gỗ khác nhau như: gỗ bách xanh, gỗ trắc xanh, gỗ thủy tùng,… Loại gỗ đổi màu có tuổi thọ cao, có thể lên đến hàng trăm năm. Gỗ đổi màu được phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi thuộc các tỉnh Tây Nguyên (như Krông Năng – Đắk Lắk), Ninh Thuận, Bình Thuận hay Khánh Hòa.

Gỗ đổi màu có đặc điểm là khi mới được khai thác, thân gỗ có màu hơi ngả vàng tương tự như gỗ lim. Sau đó, gỗ sẽ chuyển sang màu xám, rồi lại chuyển qua màu tím, và cuối cùng là màu xanh ngọc bích. Màu sắc của loại gỗ này có phần giống như đá. Bề mặt gỗ sẽ giữ nguyên mau xanh cho đến khi các món đồ nội thất làm từ gỗ đã trở nên cũ kĩ.

Gỗ đổi màu là gì?
Gỗ đổi màu khi mới được khai thác sẽ có màu hơi ngả vàng tương tự như gỗ lim, sau đó, gỗ sẽ chuyển sang màu xám, màu tím, và cuối cùng là màu xanh ngọc bích

Khi nào gỗ đổi màu? Cách nhận biết gỗ đổi màu

Không phải ngẫu nhiên mà gỗ có thể tự biến đổi màu sắc ban đầu. Đây là do tác động đến từ những yếu tố khách quan. Sự thay đổi về môi trường sống, các tác động vật lý hay hóa học có thể làm thay đổi màu sắc trên bề mặt gỗ. Nhiệt độ môi trường tăng giảm đột ngột, ánh sáng thay đổi,… đều có thể ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học của gỗ, khiến cho màu sắc trên thân gỗ cũng bị biến đổi theo.

Chính vì sở hữu đặc điểm khác biệt so với các loại gỗ thông dụng trên thị trường hiện nay, nên gỗ đổi màu được nhiều người săn đón và yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở sản xuất vì chạy theo lợi nhuận mà đánh lừa khách hàng. Để tránh trường hợp mua phải các loại gỗ kém chất lượng, hàng nhái, bạn cần nắm được 3 cách nhận biết gỗ đổi màu như sau:

  • Cách 1: Dựa vào màu sắc trên thân gỗ. Đây cũng là cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Gỗ đổi màu khi mới vừa khai thác sẽ có màu hơi ngả vàng rồi mới chuyển sang màu xám. Sau đó, bề mặt gỗ sẽ chuyển qua màu tím, và cuối cùng là màu xanh ngọc bích. Đây cũng là màu sắc cuối cùng của gỗ.
  • Cách 2: Dựa vào thớ gỗ, vân gỗ. Bên cạnh việc quan sát màu sắc của gỗ, bạn cũng nên quan sát kỹ thớ gỗ và vân gỗ. Gỗ đổi màu có thớ thẳng, khá mịn và ít bị nứt nẻ. Vân gỗ hiện rõ trên bề mặt gỗ. Những đường vân này khá đẹp mắt và có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
  • Cách 3: Dựa vào giá thành của gỗ trên thị trường. Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể nhận biết gỗ đổi màu thông qua giá thành được bày bán trên thường. Vì tính chất đặc biệt nên gỗ đổi màu sẽ giá thành không hề rẻ. Nếu bạn chọn mua những thớ gỗ được gia công cẩn thận, có màu sắc bắt mắt nhưng giá cả lại vô cùng phải chăng thì bạn nên cân nhắc khi lựa chọn, vì đây có thể không phải là gỗ đổi màu thực sự.
Khi nào gỗ đổi màu? Cách nhận biết gỗ đổi màu
Có 3 cách để nhận biết gỗ đổi màu, đó là dựa vào màu sắc, thớ gỗ hoặc vân gỗ và giá thành trên thị trường

Các loại gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu là cách gọi chung của nhiều loại gỗ khác nhau. Tuy các loại gỗ này có đặc điểm cấu tạo, ưu và nhược điểm khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có thể tự biến đổi màu sắc tùy theo môi trường sống. Sau đây là một số gỗ đổi màu phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay:

Gỗ bách xanh đổi màu

Gỗ bách xanh đổi màu còn được nhiều người gọi là gỗ dổi hay gỗ thơm. Đây là loại cây thân gỗ có tuổi thọ cao, lên đến hàng trăm năm. Gỗ bách xanh đổi màu thuộc nhóm IIA trong bảng phân loại gỗ. Loại gỗ này không chỉ có độ bền và chất lượng tốt, mà còn mang giá trị thẩm mỹ cao. Khi mới được khai thác, bề mặt gỗ có màu xám nhạt. Sau khi tách hết vỏ thì gỗ chuyển sang màu xanh thẩm hoặc xanh ngọc bích.

Về ý nghĩa tâm linh, gỗ bách xanh có tác dụng mang đến sự thịnh vượng, may mắn cho người sở hữu. Chính vì sở hữu màu sắc đẹp mắt và có giá trị tâm linh nên gỗ bách xanh đổi màu có giá thành khá cao trên thị trường.

Gỗ bách xanh đổi màu
Gỗ bách xanh đổi màu còn được nhiều người gọi là gỗ dổi hay gỗ thơm

Gỗ đổi màu Gia Lai

Gỗ đổi màu Gia Lai cũng là một loại gỗ đổi màu được nhiều người ưa thích. Đây là loại cây thân gỗ khá lớn, với chiều cao trung bình trên dưới khoảng 30 m. Thân cây thẳng tròn, dưới gốc có bạnh nhỏ và đường kính thân cây khoảng 50 cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu, còn bên trong lõi có màu xanh. Giống như nhiều loại gỗ đổi màu khác, gỗ đổi màu Gia Lai vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại giá trị về mặt kinh tế.

Gỗ đổi màu Gia Lai
Gỗ đổi màu Gia Lai vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại giá trị về mặt kinh tế

Gỗ thủy tùng đổi màu

Cây gỗ thủy tùng còn có một tên gọi thông dụng khác, đó là cây thông nước. Tên khoa học của gỗ thủy tùng là Glyptostrobus pensilis. Loại cây gỗ này tập trung nhiều nhất tại các vùng cận nhiệt đới ở miền Nam nước ta. Gỗ thủy tùng đổi màu được xếp vào nhóm IA trong bảng phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là có mùi thơm dịu nhẹ, thớ gỗ mịn và có thể ngâm dưới nước hàng trăm năm. Do đó, thân gỗ sẽ tự biến đổi sang màu sắc xanh đen như khối cẩm thạch.

Gỗ thủy tùng đổi màu có ý nghĩa tốt về mặt phong thủy. Tương tự như gỗ bách xanh đổi màu, nhiều quan điểm cho rằng, gỗ thủy tùng có thể mang lại tài lộc, may mắn và vượng khí cho gia chủ.

Gỗ thủy tùng đổi màu
Gỗ thủy tùng đổi màu tập trung nhiều nhất tại các vùng cận nhiệt đới ở miền Nam nước ta

Lục bình gỗ đổi màu

Lục bình gỗ đổi màu còn được gọi là lộc bình gỗ đổi màu. Lục bình có hình dáng đặc trưng với phần thân phình to, cổ thắt lại và trên miệng thường loe ra. Để làm ra lục bình, người ta thường sử dụng các loại gỗ đổi màu như gỗ thủy tùng, gỗ bách xanh,… Về mặt phong thủy, lục bình được nhiều người quan niệm là có thể mang đến vận may, sự sung túc về tiền bạc, của cải và thịnh vượng cho gia chủ.

Bề mặt lục bình gỗ đổi màu có những họa tiết vân gỗ tự nhiên và vô cùng bắt mắt. Kích thước của lục bình thường vào khoảng 1,2 m với đường kính 31 cm.

Lục bình gỗ đổi màu
Lục bình gỗ đổi màu có ý nghĩa tốt về mặt phong thủy

Gỗ trắc xanh đổi màu

Gỗ trắc xanh đổi màu có tên gọi là Palo Santo (tiếngTây Ban Nha). Nó cũng được biết đến với một cái tên thông dụng khác là Holy Wood (Gỗ Thánh). Cây gỗ trắc xanh có họ với trầm hương, được trồng nhiều nhất ở các khu vực thuộc Peru, Ecuador. Gỗ trắc xanh có độ cứng cao, chịu lực tốt, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của môi trường. Thớ gỗ mịn và dễ gia công. Bên cạnh đó, loại gỗ này còn có một hương thơm khá dịu nhẹ.

Khi mới xẻ ra, bề mặt gỗ có màu vàng nhạt. Sau khi để ra chỗ có ánh nắng thì gỗ sẽ từ từ chuyển sang màu xanh ngọc bích. Đây là một loại cây gỗ quý hiếm nên có giá thành cao hơn nhiều so với các loại gỗ khác.

Gỗ trắc xanh đổi màu
Gỗ trắc xanh đổi màu có độ cứng cao, chịu lực tốt, thớ gỗ mịn và dễ gia công

Ứng dụng gỗ đổi màu

Sở hữu độ cứng và độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt, màu sắc dễ thay đổi tùy theo môi trường sống, không thể phủ nhận rằng, gỗ đổi màu là một trong những vật liệu gỗ được ưa chuộng nhất hiện nay. Chính vì vậy, nó được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Gỗ đổi màu thường được dùng để làm bàn, ghế, kệ ti vi, tủ, sofa gỗ,…

Ngoài ra, gỗ đổi màu còn được dùng làm vật dụng trang trí, hay đồ thủ công mỹ nghệ như: Bình gỗ, tượng gỗ, vòng tay, tỳ bà gỗ đổi màu,… Mỗi vật dụng đều có những mức giá thành khác nhau. Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Sau đây là hình ảnh minh họa về ứng dụng của gỗ đổi màu trong đời sống:

Ứng dụng gỗ đổi màu
Bàn ghế được làm từ gỗ đổi màu
Ứng dụng gỗ đổi màu
Tượng Phúc Lộc Thọ gỗ đổ màu
Ứng dụng gỗ đổi màu
Cặp công gỗ đổi màu
Ứng dụng gỗ đổi màu
Vòng tay gỗ đổi màu có thể mang lại vận may, tài lộc cho gia chủ
Ứng dụng gỗ đổi màu
Bình gỗ đổi màu được nhiều người ưa chuộng
Ứng dụng gỗ đổi màu
Chuỗi hạt gỗ đổi màu có ý nghĩa tốt về mặt phong thủy

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về gỗ đổi màu – một loại vật liệu gỗ rất được ưa chuộng và được nhiều người tìm kiếm. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về đặc trưng, cách nhận biết cũng như một số loại gỗ đổi màu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Chúc các bạn lựa chọn được những vật liệu phù hợp để thiết kế nội thất cho không gian sống của mình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *