Gỗ dâu là gì có tốt không? Có mấy loại gỗ dâu? Đặc điểm, phân loại, giá thành

Gỗ dâu là loại gỗ cực kỳ phổ biến, được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người. Vậy gỗ dâu có những đặc điểm nổi bật nào? Các loại gỗ dâu thông dụng nhất hiện nay? Cách nhận biết gỗ dâu và giá thành của loại gỗ này trên thị trường? Hãy để Gỗ Sài Gòn Tín Việt giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Gỗ dâu là gỗ gì?

Gỗ dâu, hay gỗ dâu rừng là loại cây gỗ thuộc họ Thầu Dầu. Nó còn có tên gọi khoa học là Baccaurea sapida. Ngoài ra, người dân bản địa thường gọi gỗ dâu là gỗ dâu da hoặc dâu đất. Loại cây này xuất hiện khá phổ biến ở nước ta, ngoài tác dụng cung cấp gỗ thì quả dâu cũng có hương vị thơm ngọt tự nhiên nên được nhiều người yêu thích.

Là loại gỗ tự nhiên, gỗ dâu được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Chính vì vậy, một cây gỗ dâu có thể cao từ 20 – 25m, với đường kính lên đến 2m. Với màu sắc tự nhiên và bắt mắt, có độ bền ổn định và đem lại giá trị kinh tế cao, không có gì khó hiểu khi gỗ dâu được nhiều người yêu thích và săn tìm trên thị trường.

Gỗ dâu là gỗ gì?
Gỗ dâu là một loại gỗ tự nhiên, được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh lâu năm

Các loại gỗ dâu

Có nhiều cách để phân loại gỗ tự nhiên. Có thể là dựa vào nguồn gốc xuất xứ, màu sắc vân gỗ, tính chất, đặc điểm,… Đối với gỗ dâu, ta có thể áp dụng 3 cách phân loại sau đây:

Theo nguồn gốc xuất xứ

Với cách phân loại này, gỗ dâu được chia thành 2 loại là:

  • Gỗ dâu Nam Phi: Loại gỗ này phân bổ tập trung ở những cách đồng gỗ tại Nam Phi
  • Gỗ dâu Lào: Phân bổ chủ yếu Lào, sau đó được nhập khẩu vào Việt Nam

Theo môi trường sống

Dựa vào điều kiện sống là môi trường tự nhiên hay đất trồng, ta có 2 loại gỗ dâu bao gồm:

  • Gỗ dâu rừng: Mọc trong các khu rừng nguyên sinh lâu năm, cung cấp một lượng lớn gỗ tự nhiên cho con người, có độ bền cao và được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta
  • Gỗ dâu tằm: Được người dân trồng trọt, chủ yếu xuất hiện ở những khu nuôi tằm

Theo màu sắc gỗ

Cách phân loại này tương đối đơn giản. Ta có 3 loại gỗ dâu chính:

  • Gỗ dâu vàng: Được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của con người do có thớ gỗ mịn và đẹp, vân gỗ đồng đều đẹp và có khả năng chịu lực cao
  • Gỗ dâu đen: Được ứng dụng phổ biến trong gia công vật dụng nội thất
  • Gỗ dâu đỏ: Có màu sắc sang trọng và quý phái nên loại gỗ dâu này được nhiều người sử dụng để làm dụng cụ trong nhà bếp
Các loại gỗ dâu
Hình ảnh minh họa về gỗ dâu vàng và gỗ dâu đỏ

Đặc điểm gỗ dâu

Gỗ dâu có một số đặc điểm nổi bật dưới đây:

  • Thân gỗ dâu chủ yếu có màu vàng đậm và phần lõi đen, đem lại cảm giác tự nhiên nhưng không kém phần sang trọng so với các loại gỗ khác
  • Tỉ trọng lớn
  • Thớ gỗ mịn
  • Bề mặt gỗ rắn chắc, cứng và nặng
  • Những đường vân đẹp mắt nhưng không liền mạch, kích thước không đồng đều trải dài trên bề mặt gỗ. Có chỗ có nhiều vân gỗ, có chỗ thì lại thưa dần
  • Có hương thơm tự nhiên và dễ chịu, đây cũng là đặc trưng của gỗ dâu
  • Gỗ dâu có độ chịu lực cao và độ bền theo thời gian
  • Khả năng chống mối mọt của loại gỗ này cũng rất tốt
  • Cây gỗ dâu có tuổi thọ càng lâu đời thì màu sắc và độ bền của gỗ càng lớn, do đó tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế càng cao
Đặc điểm gỗ dâu
Gỗ dâu có thớ gỗ mịn, bền và rắn chắc

Ưu nhược điểm của gỗ dâu

Bất kỳ loại gỗ tự nhiên nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Gỗ dâu cũng không phải là ngoại lệ. Mời các bạn cùng tham khảo những ưu và nhược điểm nổi bật dưới đây.

Ưu điểm:

  • Gỗ dâu có tuổi thọ cao
  • Có thể chịu lực tốt, do đó ít bị cong vênh trong quá trình gia công và sử dụng
  • Thớ gỗ mịn nhưng có độ rắn chắc và độ bền cao
  • Màu sắc bắt mắt, đem lại cảm giác sang trọng, quý phái và không kém phần tự nhiên cho những vật dụng được làm từ gỗ dâu
  • Không bị mối mọt, côn trùng tấn công
  • Có mùi thơm đặc trưng
  • Có thể ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực trong đời sống

Nhược điểm:

  • Đối với các loại gỗ dâu có tuổi thọ càng cao và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài thì giá thành có thể cao hơn các loại gỗ khác trên thị trường
  • Gỗ dâu rất cứng và nặng do có tỉ trọng cao
Ưu nhược điểm của gỗ dâu
Gỗ dâu có màu sắc đẹp mắt, độ chịu lực tốt và có giá thành khá cao

Công dụng của gỗ dâu

Cây dâu không chỉ cung cấp hoa quả mà gỗ của nó cũng có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống con người. Phổ biến nhất có lẽ là gia công nội thất từ gỗ dâu, như nội thất phòng khách, khu vực nhà bếp,… Bên cạnh đó, gỗ dâu còn có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh, được xem là có thể đem lại vận may cho gia chủ, giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo trong gia đình.

Ngoài ra, các vật dụng trang trí, đồ mỹ nghệ được làm từ gỗ dâu cũng rất được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. Điều này xuất phát từ những ưu điểm của gỗ dâu, đó là khả năng chịu lực và chống mối mọt rất tốt, có độ bền theo thời gian và có màu sắc, vân gỗ đẹp mắt, sang trọng.

Công dụng của gỗ dâu
Gỗ dâu có rất nhiều công dụng hữu ích

Gỗ dâu thuộc nhóm mấy?

Trong danh sách phân loại các nhóm gỗ được khai thác và sử dụng tại Việt Nam, gỗ dâu được xếp vào nhóm VIII. Đây không phải là nhóm gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, giá trị thẩm mỹ và kinh tế mà gỗ dâu đem lại cho con người còn cao hơn nhiều loại gỗ khác. Gỗ dâu vừa có độ cứng và độ bền nhất định, màu sắc bắt mắt, vừa có khả năng chống mối mọt, côn trùng rất tốt và không bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Do đó, gỗ dâu rất được nhiều người ưa chuộng.

Gỗ dâu thuộc nhóm mấy?
Gỗ dâu được xếp vào nhóm VIII trong danh sách phân loại các nhóm gỗ được khai thác, sử dụng tại Việt Nam

Gỗ dâu có tốt không? Có bền không? Có bị mối mọt không?

Xét về tuổi thọ và độ bền của các vật dụng được làm từ gỗ dâu thì không hề thua kém những loại gỗ tự nhiên khác. Bạn có thể yên tâm về khả năng chịu lực của gỗ dâu, bởi nó không bị co ngót hay cong vênh trong trường hợp chịu tác động của ngoại lực. 

Ngoài ra, gỗ dâu có còn một ưu điểm nổi bật là có thể chống mối mọt, côn trùng, nhờ đó giúp gia tăng tuổi thọ của sản phẩm. Hương thơm tự nhiên và đặc trưng từ gỗ dâu cũng đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Gỗ dâu có tốt không? Có bền không? Có bị mối mọt không?
Gỗ dâu có độ bền và tuổi thọ cao, không bị mối mọt tấn công

Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống

Gỗ dâu được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Gỗ dâu có thể được dùng để gia công, sản xuất nội thất như: Bàn, ghế, sập gỗ, giường ngủ, tủ bếp… Bên cạnh đó, vì có ý nghĩa về mặt tâm linh nên nhiều người còn sử dụng gỗ dâu để làm vòng tay, chuỗi hạt, lục bình, bàn thờ gia tiên,… với quan niệm có thể xua đuổi tà khí, đem lại may mắn và sự thịnh vượng cho các thành viên trong gia đình.

Cửa gỗ, sàn nhà, hay cầu thang được làm từ gỗ dâu cũng là sự lựa chọn phổ biến hiện nay. Thiết kế sang trọng, đẹp mắt, nổi bật là những đường vân gỗ với nhiều kích thước khác nhau chắc chắn sẽ góp phần tô điểm cho không gian sống của bạn. 

Ngoài ra, gỗ dâu còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tác đồ mỹ nghệ như tượng gỗ, hoặc làm vật dụng trang trí trong gia đình,…

Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Bàn ghế làm từ gỗ dâu rừng
Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Sập gỗ dâu có màu sắc đẹp mắt, độ bền cao
Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Gỗ dâu còn được dùng để làm vòng tay, chuỗi hạt
Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Cầu thang bằng gỗ dâu
Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Lục bình được làm từ gỗ dâu rừng
Ứng dụng của gỗ dâu trong đời sống
Điêu khác tượng từ gỗ dâu

Gỗ dâu có đắt không? Giá gỗ dâu bao nhiêu tiền 1 khối?

Giá thành của gỗ dâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi thọ của cây gỗ, loại gỗ nhập khẩu, chất gỗ cứng, đẹp và độ bền cao,… Hiện nay, giá gỗ dâu trên thị trường có thể dao động từ 300.000 – 700.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đối với các loại gỗ có tuổi thọ lâu đời và được nhập khẩu từ nước ngoài thì giá thành có thể lên đến vài triệu, hoặc thậm chí là vài trăm triệu cho một kg gỗ dâu.

Trước khi chọn mua gỗ dâu, bạn nên cân nhắc về nhu cầu và mục đích sử dụng, điều kiện tài chính,… để lựa chọn được loại gỗ phù hợp. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các địa chỉ cung cấp gỗ dâu, so sánh giá thành ở nhiều nơi để tránh mua phải loại gỗ kém chất lượng.

Gỗ dâu có đắt không? Giá gỗ dâu bao nhiêu tiền 1 khối?
Gía thành của gỗ dâu có tuổi thọ lâu đời có thể lên đến vài trăm triệu cho một kg gỗ

Cách nhận biết gỗ dâu

Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để nhận biết đâu là gỗ dâu thật, có chất lượng cao. Các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để tìm mua được loại gỗ ưng ý và đảm bảo chất lượng.

  • Quan sát thớ gỗ và bề mặt gỗ: Gỗ dâu có thớ gỗ mịn, độ cứng và độ bền cao. Bề mặt gỗ dâu màu vàng đậm, có những đường vân không đồng đều với nhiều kích thước khác nhau
  • Dựa vào màu sắc phần lõi: Phần lõi gỗ dâu thường có màu đen
  • Gỗ dâu có mùi thơm dễ chịu và tự nhiên
  • Có một cách cũng được nhiều người áp dụng để nhận biết gỗ dâu, đó là quan sát phần rễ. Cây dâu có tuổi thọ càng lâu đời (trên 800 năm) thì phần rễ được chia thành 4 tầng với 4 màu: Vàng, cà rốt pha xanh đen, vàng đậm và màu đen, đồng thời kết dính với tinh dầu và các chất dinh dưỡng.
Cách nhận biết gỗ dâu
Ta có thể dựa vào màu sắc bề mặt gỗ, vân gỗ để nhận biết gỗ dâu rừng

Hy vọng rằng, với những chia sẻ đến từ Gỗ Sài Gòn Tín Việt, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ dâu, từ đó lựa chọn được loại gỗ đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu, nhu cầu sử dụng của bản thân. Đừng quên theo dõi và cập nhật những bài viết mới nhất về lĩnh vực nội thất tại địa chỉ gosaigon.vn các bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *