Chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với loại gỗ bằng lăng – một loại gỗ được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công nội thất.Vậy gỗ bằng lăng có những ưu và nhược điểm nào? Có mấy loại gỗ bằng lăng phổ biến hiện nay? Độ bền và giá thành của gỗ bằng lăng trên thị trường? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng Gỗ Sài Gòn Tín Việt tìm hiểu rõ hơn nhé!
Gỗ bằng lăng là gỗ gì?
Gỗ bằng lăng có tên khoa học chính thức là Lagerstroemia calyculata. Đây là một loại cây gỗ tự nhiên, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, với đường kính khoảng 40 – 80cm. Gỗ bằng lăng có nguồn gốc xuất xứ từ các khu rừng ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, gỗ bằng lăng phân bổ tập trung ở các tỉnh thành thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk,…
Không chỉ có tác dụng làm tăng cảnh quan đô thị, tạo bóng mát và hạn chế khói bụi, ô nhiễm môi trường mà gỗ của cây bằng lăng còn có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống của chúng ta. Chính vì vậy, gỗ bằng lăng rất được ưa chuộng và được khai thác rất nhiều.
Các loại gỗ bằng lăng
Dựa vào đặc điểm, công dụng mà hiện nay, gỗ bằng lăng được chia làm 3 loại chính:
- Gỗ bằng lăng cườm: Còn được biết đến với tên gọi là gỗ bằng lăng ổi. Đây là loại gỗ quý hiếm và có chất lượng rất tốt. Gỗ bằng lăng cườm có độ cứng và độ bền cao, thích nghi với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt. Loại gỗ này không chỉ có những đường vân, thớ gỗ đẹp mắt mà còn đem lại giá trị kinh tế cao
- Gỗ bằng lăng nước: Loại cây gỗ này rất được ưa chuộng vì không chỉ cung cấp gỗ mà lá của nó còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, đau dạ dày theo quan niệm y học cổ truyền
- Gỗ bằng lăng tía: Gỗ bằng lăng tía có tác dụng tạo bóng mát và chủ yếu được ứng dụng để gia công, thiết kế đồ dùng nội thất trong gia đình
Đặc điểm gỗ bằng lăng
Là loại gỗ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thị trường, gỗ bằng lăng có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Thớ gỗ mịn
- Bề mặt gỗ bằng lăng có màu vàng nhạt và tự nhiên
- Phần giác gỗ có màu trắng, phân biệt với phần lõi có màu vàng xám hoặc nâu
- Vân gỗ đồng đều và đẹp mắt
- Chất gỗ bằng lăng cứng và nặng
- Độ dẻo vừa phải, giúp cho quá trình gia công bề mặt gỗ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn
- Không bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng
- Độ bền và chịu lực tốt
- Không bị mối mọt, côn trùng tấn công
- Có hương thơm đặc trưng
Ưu nhược điểm của gỗ bằng lăng
Tương tự các loại gỗ tự nhiên khác trên thị trường, gỗ bằng lăng cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết.
Về ưu điểm:
- Gỗ bằng lăng có thể chịu lực và có độ bền theo thời gian, đặc biệt là gỗ bằng lăng cườm
- Màu sắc bề mặt gỗ và vân gỗ đẹp mắt, đem lại cảm giác sang trọng
- Thớ gỗ mịn
- Có khả năng chống mối mọt, chống thấm nước rất tốt
- Không bị cong vênh trong quá trình gia công cũng như sử dụng
- Bên cạnh đó, gỗ bằng lăng còn có độ mềm và dẻo nhất định, phù hợp để chế tác, gia công bề mặt gỗ
- Hương thơm tự nhiên và dễ chịu
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi bề mặt gỗ
- Được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực
Về nhược điểm:
- Nếu để gỗ ở ngoài trời quá lâu thì có thể ảnh hưởng đến độ bền của gỗ
- Giá thành của gỗ bằng lăng trên thị trường khá đắt đỏ
Công dụng của gỗ bằng lăng
Gỗ bằng lăng có rất nhiều công dụng khác nhau. Phổ biến nhất là dùng để gia công, chế tác nội thất nhà ở như bàn ghế, kệ, tủ, giường, lát sàn gỗ,… Bên cạnh đó, loại gỗ bằng lăng cườm còn được dùng để đóng tàu thuyền, làm khuôn cửa,… do có độ bền và khả năng chịu lực vượt trội hơn hẳn các loại gỗ bằng lăng khác.
Ngày nay, gỗ bằng lăng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, trong các hộ gia đình. Với những công dụng nêu trên, gỗ bằng lăng càng được ưa chuộng và săn đón trên thị trường không hề thua kém các loại gỗ quý hiếm khác.
Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy?
Các loại gỗ bằng lăng khác nhau sẽ được xếp vào những nhóm gỗ riêng. Gỗ bằng lăng cườm, hay gỗ bằng lăng ổi được xếp vào nhóm I – nhóm gỗ quý hiếm. Đặc trưng của nhóm I là vừa có tính thẩm mỹ, vừa đem lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhóm gỗ này còn có chất gỗ cứng và nặng, vì vậy khả nặng chịu lực rất tốt, hiếm khi bị cong vênh hay mối mọt.
Gỗ bằng lăng tía và gỗ bằng lăng nước thuộc nhóm III trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam. Nhóm III có những đặc điểm nổi bật như: Độ mềm và độ dẻo ổn định, tỉ trọng nặng, độ bền rất tốt nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
Gỗ bằng lăng có tốt không? Có bền không? Có bị mối mọt không?
Từ những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về chất lượng và độ bền của gỗ bằng lăng. Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ bằng lăng không chỉ có tính thẩm mỹ cao, trang trí cho không gian sống của bạn mà còn có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Thớ gỗ mịn giúp bạn dễ dàng vệ sinh, lau chùi trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, chất gỗ cứng và rắn chắc giúp gỗ có thể chịu tác động từ ngoại lực, cũng như có khả năng kháng nước, kháng mối mọt rất tốt.
So sánh gỗ bằng lăng và gỗ thao lao
Thực chất, gỗ thao lao là loại gỗ tự nhiên thuộc họ bằng lăng. Gỗ thao lao có tên khoa học chính thức là Lagerstroemia calyculata pierre ex laness, hay còn được biết đến là gỗ bằng lăng trắng. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của gỗ thao lao mà bạn có thể đối chiếu với gỗ bằng lăng để chọn mua loại gỗ phù hợp:
Loại gỗ | Gỗ thao lao (bằng lăng trắng) | Gỗ bằng lăng |
Phân bố | Khu vực miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ | Khu vực miền Trung – Tây Nguyên |
Màu sắc | Màu nâu vàng | Màu vàng nhạt |
Chất gỗ | Bền, dẻo dai | Cứng và nặng, nhưng cũng có độ mềm và độ dẻo nhất định |
Phân loại nhóm gỗ | Nhóm I và nhóm III | Nhóm I và nhóm III |
Khả năng chịu lực, chống mối mọt, kháng nước | Rất tốt | Rất tốt |
Ứng dụng | Làm nội thất, cầu thang, sàn gỗ, điêu khắc tượng gỗ, nhà yến,… | Làm nội thất, đóng tàu thuyền, làm cửa, sàn gỗ, nhạc cụ, cầu thang,… |
Giá thành | 18 triệu đồng – 20 triệu đồng với một khối gỗ | 11 triệu đồng – 13 triệu đồng cho một khối gỗ (gỗ bằng lăng cườm: có thể lên đến 14 triệu đồng – 20 triệu đồng) |
Ứng dụng của gỗ bằng lăng trong đời sống
Một số ứng dụng phổ biến của gỗ bằng lăng trong đời sống có thể kể đến là:
- Gia công vật dụng nội thất trong gia đình, như bàn, ghế, tủ, kệ, giường ngủ, sập gỗ…
- Dùng để lát sàn nhà
- Làm cửa gỗ, khung cửa, viền cửa
- Làm cầu thang
- Làm nhạc cụ (đàn guitar)
- Được ứng dụng rộng rãi để đóng tàu, thuyền
- Dùng trong sản xuất công nghiệp
- Dùng trong lĩnh vực điêu khắc, chế tác tượng gỗ
- …
Gỗ bằng lăng có đắt không? Giá gỗ bằng lăng bao nhiêu tiền 1 khối?
Giá thành của gỗ bằng lăng còn tùy thuộc vào từng loại gỗ, kích thước, công dụng,… Trong đó, gỗ bằng lăng cườm có giá trị kinh tế cao hơn hẳn hai loại gỗ còn lại. Mức giá trung bình trên thị trường dao động trong khoảng 11 triệu đồng – 13 triệu đồng cho một mét khối gỗ. Tuy nhiên, giá thành của gỗ bằng lăng cườm có thể lên đến 14 triệu đồng – 20 triệu đồng cho một khối gỗ.
Bạn có thể tham khảo mức giá ở trên để chọn mua loại gỗ phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của mình. Tùy vào từng cơ sở gia công, cung cấp gỗ mà mức giá này có thể thay đổi.
Cách nhận biết gỗ bằng lăng
Để nhận biết gỗ bằng lăng chất lượng, ta có thể dựa vào 2 cách sau đây:
- Cách 1: Quan sát đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng, bề mặt gỗ,… Với cách này, ta có thể dễ dàng quan sát và nhận thấy gỗ bằng lăng thường có màu vàng nhạt tự nhiên, thớ gỗ khá mịn. Các đường vân gỗ hài hòa và đồng đều. Quan sát kỹ thân cây, bạn sẽ thấy lá cây bằng lăng có chiều dài khoảng 8 – 10cm và chiều rộng khoảng 3 – 7cm
- Cách 2: Dựa vào mùi hương đặc trưng của gỗ bằng lăng. Hoa từ loại cây gỗ này tỏa ra mùi hương dịu nhẹ và tự nhiên, đó là do bên trong vỏ cây có chứa cả tinh dầu
Cách chọn mua gỗ bằng lăng tốt chất lượng
Hiện nay, ta rất dễ bắt gặp gỗ bằng lăng được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng đảm bảo chất lượng khi đến tay người sử dụng. Để chọn mua gỗ bằng lăng tốt, có độ bền ổn định, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ về đặc điểm, tính chất đặc trưng của gỗ bằng lăng trước khi chọn mua bất kỳ loại gỗ nào
- Chỉ nên mua gỗ bằng lăng ở những cơ sở uy tín, lâu năm
- Cần hỏi rõ nguồn gốc xuất xứ của vật liệu để tránh mua phải loại gỗ xấu
- Quan sát kỹ bề mặt, vân gỗ, thớ gỗ,… để kiểm tra độ cứng và độ bền của vật liệu
- Tham khảo giá thành ở nhiều nơi để có sự lựa chọn phù hợp
- Cần cân nhắc khi chọn mua các loại gỗ có mức giá tương đối rẻ
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm, công dụng, giá thành cũng như ứng dụng của gỗ bằng lăng trong đời sống. Cùng cập nhật các bài viết chất lượng về lĩnh vực nội thất tại trang web gosaigon.vn các bạn nhé!