Ván ép là gì? Kích thước và bảng báo giá ván ép các loại HCM
Gỗ Sài Gòn – chuyên cung cấp và sản xuất các loại gỗ ép, gỗ ghép cao su, tràm, thông, xoan mộc, thanh, thanh keo phủ bóng, Venner chất lượng cao, giá tốt nhất TP.HCM. Liên hệ ngay để được báo giá chi tiết!Ván ép là gì?
Ván ép là các lớp ván gỗ tự nhiên hoặc các chất liệu khác như nhựa, poly cán ép láng mỏng, có cùng kích thước, được xếp chồng lên nhau liên tục để tạo thành tấm có kích thước, độ dày đạt tiêu chuẩn. Giữa các lớp là keo dán đặc chủng. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra mà nhà sản xuất sẽ dùng các loại gỗ hay chất liệu nhựa và keo liên kết khác nhau.Cấu tạo của ván ép
Ván ép hay còn gọi là ván gỗ dán, sử dụng nguyên liệu chính là gỗ tròn, được lạng và dán vuông góc với nhau.Loại ván ép có cấu tạo gồm 3 thành phần chủ yếu là:Phần ruột: Ruột ván ép gồm có nhiều lớp gỗ mỏng được lạng từ khúc gỗ tròn lớn và dùng keo dính chuyên dụng để xếp thành lớp dày;Keo: Loại keo dùng để ép các lớp gỗ liên kết lại với nhau là hỗn hợp keo chống ẩm MR và keo chịu nướcPhần mặt: Mặt ván được phủ một lớp Veneer giúp bề mặt gỗ dễ dàng uốn cong hơnCác loại ván ép thường gặp
Cấu tạo từ các nguyên liệu tự nhiên kết hợp cùng một số chất kết dính chuyên dụng và được sản xuất bằng máy móc hiện đại theo quy trình nghiêm ngặt. Thành phần của ván ép thường là dăm gỗ, mùn cưa, sợi gỗ/bột gỗ,....Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là 6 loại ván ép: ván Okal, ván OSB, ván nhựa, ván MFC, ván MDF, ván ép chống thấm nướcVán Okal
Ván Okal hay ván dăm là loại ván công nghiệp sử dụng nguyên liệu là các dăm gỗ tự nhiên, trộn với chất kết dính chuyên dụng và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất lớn tạo nên độ bền bỉ và chắc chắn..
Ván OSB
Ván OSB là loại ván gỗ công nghiệp với thành phần chính tạo nên là dăm gỗ. Cụ thể một tấm ván dăm thông thường sẽ có khoảng 80- 95% là dăm gỗ tùy loại và 5- 10% còn lại là keo dán. Keo dán được sử dụng để làm chất kết dính cho ván này chính là keo Urea Formaldehyde[read more]
Ván nhựa PVC
Ván nhựa PVC còn được gọi với tên khác là tấm Foam cứng, là vật liệu có hình dạng tấm lớn, kích thước thì tương tự như tấm ván MDF tiêu chuẩn. Thành phần chính của nó là bột nhựa PVC (Polivinyl Clorua) ngoài ra còn có các chất phụ gia tổng hợp để làm đầy gốc cellulose hoặc vô cơ.Ván MFC
Ván MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, đây là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt. Gỗ được sản xuất bằng quy trình nghiêm ngặt nhằm loại bỏ hết các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt do đó mà nó có một chất lượng hoàn hảo. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là các loại cây thu hoạch ngắn ngày như: Keo, thông, cao su, bạch đàn, … Toàn bộ phần thân gỗ sau khi thu hoạch sẽ được băm nhỏ trộn với keo và được ép bằng máy ép bằng máy ép dưới điều kiện áp suất nén rất cao.Ván MDF
Ván MDF là loại ván sợi được làm từ gỗ nhân tạo, có độ bền cơ lý cao. Loại gỗ công nghiệp này được đánh giá cao về khả năng chống ẩm và chịu nhiệt độ cao. Sản phẩm có ứng dụng phổ biến trong xây dựng, làm đồ nội thất và các sản phẩm đồ gỗ.Ván ép chống thấm nước
Ván ép chống thấm nước là một loại ván được thiết kế bao gồm các lớp (có tên gọi là các lớp ván lạng gỗ) ép lại với nhau bằng loại keo chịu nước (keo Melamine, hoặc là Phenol). Những lớp ván lạng này được dán chặt hơn nữa với nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao trong máy ép nóng 120 hoặc 150 độ. Tăng thêm độ chắc chắn và bền bỉ, các thớ gỗ của các lớp xen kẽ được đặt vuông góc với nhau. Chính vì sử dụng loại keo chịu nước nên giá ván ép chịu nước luôn ở một mức cao kèm với nhiều kích thước gỗ ván ép chịu nước khác nhau.Kích thước ván ép phổ biến hiện nay
Trước đây ván ép được sản xuất phổ biến với kích thước 1200 x 2440 mm. Tuy nhiên sau này ván ép có nhiều kích thước đa dạng hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất tới thi công các công trình kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.Chiều dày
Tùy thuộc vào từng loại ván cũng như đặc tính của ván như ván chống cháy hay ván chống ẩm…- Ván dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,….
- Ván MDF và ván HDF thì có thể được chia thành ván có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), ván có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,….) và ván có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm)
Chiều rộng
Chiều rộng của các loại ván ép khá đa dạng về kích thước thường là 1200mm, 1220mm, 1160mm, 1000mm hoặc cũng có thể lên tới 1830mm, 2000mm.Chiều dài
Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại ván ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc. Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000mm, 2400mm, 2440mm. kích thước ván épTiêu chuẩn chất lượng ván ép
- Sau khi được sấy khô, tấm gỗ mỏng được bảo quản ít nhất 24h và giữ độ ẩm 6-8%
- Lựa chọn keo dán phù hợp. Các loại keo thường sử dụng là keo protein, keo Urea-formaldehyde và keo Phenol-formaldehyde
- Điều kiện áp lực ép phải đạt chuẩn
- Tỷ lệ thành phần và nguyên liệu đầu vào phù hợp với từng loại ván ép
- Quy trình ép ván nghiêm ngặt, đúng trình tự
Ưu nhược điểm của ván ép
Ưu điểm
- Sản phẩm ván ép nổi bật với khả năng chịu lực tốt, chống cong vênh và co rút do thời tiết và nhiệt độ; độ bền cao, bề mặt ván sáng – cứng.
- Váp ép có độ thẩm mĩ cao do bề mặt được chà mịn, bóng, phủ một lớp Veneer và sơn chống mối mọt.
- Giá thành của ván rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên
- Thời gian gia công gỗ nhanh chóng, có thể sản xuất hàng loạt trong 1 thời gian ngắn, cũng nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí nhân công, giá gỗ cũng vì vậy mà rất hợp lý
- Ván có nhiều kích thước khác nhau, có nhiều tấm gỗ được sản xuất với kích thước lớn, không cần chắp nối nên rất tiện dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất cỡ lớn.
- Sản phẩm có đa dạng chủng loại, phù hợp với từng điều kiện môi trường tiếp xúc, giúp đảm bảo vẻ đẹp cho công trình trong thời gian dài.
Nhược điểm
- Các loại ván đều chịu nước kém, nếu ngâm trong nước trong 1 khoảng thời gian nhất định sẽ làm hỏng tấm gỗ
- Ván ép có hạn chế về độ dày nên có nếu cần sản xuất đồ nội thất có độ dày lớn thì cần chồng ghép nhiều tấm gỗ với nhau
- Không thể chạm trổ các hoa văn, họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên
Quy trình sản xuất ván ép
Quy trình sản xuất ván ép thường có 3 giai đoạn chính, đó là:Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ Lựa chọn các cây gỗ phù hợp (gỗ lá rộng hoặc gỗ lá kim). Sử dụng máy cắt, lấy phần thân gỗ, loại bỏ cành và lá cây, sau đó vận chuyển về nhà máy xử lýGiai đoạn 2: Xử lý gỗ Thân gỗ sau khi được đưa về sẽ được ngâm trong hồ nước trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này giúp máy dễ dàng bóc vỏ và dễ cắt theo nhiều kích thước.Giai đoạn 3: Sản xuất ván ép- Bước 1: Bóc vỏ và cắt miếng gỗ thành từng khúc theo kích thước yêu cầu
- Bước 2: Miếng gỗ được đưa vào máy cắt lá để tạo thành tấm gỗ mỏng
- Bước 3: Tấm gỗ mỏng được đưa lên dây chuyền để cắt theo kích thước yêu cầu và phân loại.
- Bước 4: Tấm gỗ mỏng được cho vào máy sấy khô để đạt độ ẩm quy định
- Bước 5: Sử dụng công nghệ quét để kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ và tiến hành sửa lỗi.
- Bước 6: Làm sạch và phủ đều lên hai mặt tấm ván keo kết dính, xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu
- Bước 7: Đưa tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều
- Bước 8: Đưa tấm ván đi ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng liên kết chặt chẽ với nhau.
- Bước 9: Sau khi ép nóng, ván ép được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.
- Bước 10: Kiểm tra chất lượng thành phẩm quy trình sản xuất ván ép Sau khi hoàn thành 3 công đoạn, ván ép sẽ được đóng gói theo quy định và bảo quản trong kho hoặc phân phối đến nơi cần thiết.
Cách chọn mua ván ép tốt, chất lượng
- Khi sử dụng ván ép, bạn cần phải để ý đến đặc tính chống nước này. Việc bị thấm nước nhiều lần sẽ làm lớp keo bong ra. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu đặt đồ vật có khối lượng lớn lên bề mặt thì lớp ván ép sẽ không thể chịu đựng nổi. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc nhu cầu khi sử dụng để đảm bảo tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Không mua ván ép với giá thành quá rẻ so vớ mặt bằng chung của các cơ sở cung cấp gỗ khác
- Nên chọn mua ván ép ở các cơ sở cung cấp ván ép có uy tín và được cấp giấy phép hoạt động
Bảng báo giá chi tiết ván ép các loại
- Giá chưa gồm thuế GTGT (8%)
- Với đơn hàng tối thiểu 20,000,000 VND sẽ được miễn phí vận chuyển nội thành HCM.
Ứng dụng gỗ ghép trong đời sống
Ván gỗ ép có giá thành khá thấp so với các loại gỗ ghép công nghiệp nên được sử dụng nhiều trong:- Sản xuất sản phẩm bàn ghế, tủ, kệ tại văn phòng
- Sản xuất đồ nội thất nhà ở
- Sử dụng làm gỗ lót sàn
Địa chỉ mua ván ép giá tốt, chất lượng uy tín tại HCM
Mua gỗ ghép thông TP Hồ Chí Minh tại những cơ sở uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Nhu cầu tìm mua sản phẩm gỗ ghép thông TP Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao. Trong khi đó, các cửa hàng cung cấp vật liệu này cũng xuất hiện nhiều. Vậy nên chúng ta phải lựa chọn những cơ sở thật uy tín, chất lượng. Công ty gỗ Sài Gòn Tín Việt là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp ván gỗ ghép thông và các loại gỗ ghép khác trên khắp thị trường Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao cùng giá thành phải chăng để bất kỳ ai cũng được sử dụng dòng sản phẩm tuyệt vời này. Liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiếtCÔNG TY TNHH MTV – TM – DV NỘI THẤT TÍN VIỆT.
Địa chỉ: 31 Trần Văn Khánh – Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – TP.HCM.
VPĐD: 223/14/7A Huỳnh Tấn Phát – Thị Trấn Nhà Bè – Huyện Nhà Bè – TP.HCM
Kho Hàng: 1268 Huỳnh Tấn Phát – Phường Phú Mỹ – Quận 7 – TP.HCM
HOTLINE: 028 6262 6388 - 091 843 7576
EMAIL: sale@gosaigon.vn – thanhthuy@tinvietvn.com
[/read]