Có bao nhiêu loại rừng? Phân loại và đặc điểm

Mục lục

    Rừng là một hệ sinh thái lớn chứa nhiều quần thể và quần xã sinh vật khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên và được xem là lá phổi của hành tinh. Vậy bạn có biết có bao nhiêu loại rừng tại Việt Nam hay không?. Hãy theo  dõi GỖ SÀI GÒN TÍN VIỆT để tìm hiểu những kiến thức về rừng và cách phân loại rừng ở Việt Nam.

    Phân loại rừng theo vị trí địa lý

    Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có sự phân biệt rõ rệt giữa hai mùa nắng và mưa. Cùng với đó là sự đa dạng về vị trí địa lý nên rừng Việt Nam được phân thành 4 loại:

    Rừng nhiệt đới

    Rừng nhiệt đới Cát tiên - Việt Nam
    (Rừng nhiệt đới Cát tiên – Việt Nam)

    Vị trí địa lí 28 độ Bắc – Nam với những loại thực vật lớn che phủ khu rừng, khép kín khu rừng với thế giới bên ngoài và thường được tìm thấy ở khu vực Châu Úc, Châu Á, Châu Phi,… Việt Nam gồm: rừng Cúc Phương, Cát tiên, rừng U Minh.

    Được mệnh danh là ngôi nhà của những loài bò sát với khí hậu nóng ẩm quanh năm cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của những thảm thực vật kèm với đó là hệ sinh thái phong phú là môi trường thích hợp cho việc trú ẩn và phát triển của nhiều động vật hoang dã.

    Đặc điểm

    Mức độ đa dạng sinh học về loài cao: khí hậu thích hợp cho thực vật và động vật phát triển.

    Lượng mưa lớn quanh năm: thường có nhiều nhất là hai tháng mùa khô với hơn 200cm ( 80 inch ), tương đương 60mm mỗi tháng.

    Khí hậu ổn định: Nhiệt độ trung bình từ 20-30 độ C.

    Vai trò

    Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu toàn cầu, hấp thụ Carbon và cung cấp một lượng Oxy khổng lồ cho hành tinh

    Bảo vệ sự đa dạng sinh học trên thế giới là nơi trú ẩn và phát triển lý tưởng của hàng triệu sinh vật.

    Rừng ôn đới

    Có bao nhiêu loại rừng: Rừng ôn đới - Cộng hòa Trung Phi
    Có bao nhiêu loại rừng: Rừng ôn đới – Cộng hòa Trung Phi

    Phát triển mạnh ở vĩ độ 25-50 độ bắc và nam và có sự phân bố rõ rệt các mùa trong năm.

    Được phát hiện đầu tiên vào 65 triệu năm vào đầu kỷ Kainozoi. Với những thực vật có tán rộng đem lại không khí mát mẻ nhưng không ẩm ướt.  

    Những độc vật đặc trưng như: Sóc chuột phương đông ( Tamias Striatus ), Hươu đuôi trắng ( Odocoileus virginianus ), Gấu đen Mỹ ( Ursus Americanus ),…

    Đặc điểm

    Được phân chia mùa rõ rệt trong năm với khí hậu ôn hoà và mát mẻ.

    Lượng mưa quanh năm tương đương 750mm – 1500mm phù hợp cho sự phát triển cho các loài động vật lớn và gặm nhấm.

    Thực vật chủ yếu là các cây tán rộng với cây lá kim chiếm ưu thế.

    Vai trò

    Cân bằng hệ sinh thái khu vực với khí hậu và môi trường thích hợp cho động vật máu nóng sinh sống.

    Điều hoà khí hậu và cung cấp lượng Oxy cho sự sống trên thế giới.

    Nơi dự trữ gỗ trong, sản xuất công nghiệp và vật dụng cho con người.

    Rừng cận nhiệt đới

    Thuộc chí tuyến Bắc và Nam không tập trung liên tục ở các vùng xích đạo
    Thuộc chí tuyến Bắc và Nam không tập trung liên tục ở các vùng xích đạo

    Nơi sinh sống của nhiều loài động vật nguy hiểm. Là nhà của hơn 1000 loại thực vật nổi tiếng với khu vực Sông Amazon nơi cư trú của những sát thủ khổng lồ.

    Nơi hoàng hảo cho thực vật phát triển. Cây ở đây có thể cao đến 75 feet tương đương 23m chỉ với 5 năm.

    Đặc điểm

    Có mức độ đa dạng sinh học cao nhất với những tán cây có thể chia làm 5 lớp: tán đỉnh nổi, trung bình, thấp, bụi và dưới gốc cây.

    Lượng mưa trung bình hằng năm lớn hơn 2000mm và có sự thay đổi nhiệt độ hằng năm.

    Được chia làm nhiều loại rừng: Rừng mưa xích đạo gần vùng thấp, rừng rụng lá ẩm, rừng mưa núi và rừng ngập nước.

    Vai trò

    Chống xói mòn và giữ ấm đất

    Thúc đẩy chu kỳ mưa trên toàn cầu nhờ thảm thực vật phát triển mạnh mẽ.

    Tăng lợi thế kinh tế trong việc chế biến gỗ và sử dụng tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái khu vực,…

    Rừng xích đạo

    Thiên hạ đệ nhất hùng quan: Đèo Hải Vân
    Thiên hạ đệ nhất hùng quan: Đèo Hải Vân

    Tập trung chủ yếu ở xích đạo với khí hậu ẩm quanh năm. Tập trung nhiều động vật và thảm thực vật sinh sống với mức độ đa  dạng về loài cao.

    Được tìm thấy ở vùng đất thấp của Amazon, Trung Mỹ, lưu vực Congo, bờ biển Châu Phi,…

    Lịch sử Rừng xích đạo bao phủ hơn 10% diện tích hành tinh nhưng dẫn được thu nhỏ còn 4% cho đến thời điểm hiện tại.

    Đặc điểm

    Khí hậu ẩm đồng đều, ít mùa khô trong năm

    Tập trung hơn 50% chủng loài trên thế giới

    Lượng mưa trong năm 2000mm ít thiên tai và ảnh hưởng của khí hậu tự nhiên.

    Vai trò

    Điều hoà khí hậu.

    Bảo vệ đa dạng sinh học.

    Chống xói mòn và ngăn ngừa thiên tai.

    Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành

    Giúp chúng ta nhận định rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển nên khu rừng đến hiện tại, từ đó có thể đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp, đảm bảo cân bằng tự nhiên và bền vững môi trường sống trên thế giới.

    Phục vụ nhu cầu con người nhưng ít gây tác động đến thiên nhiên.

    Nguồn gốc hình thành của mỗi khu rừng ở Việt Nam được chia thành 2 loại:

    Rừng tự nhiên

    Tác phẩm thiên nhiên, tinh hoa của lịch sử hình thành
    Tác phẩm thiên nhiên, tinh hoa của lịch sử hình thành

    Là tác phẩm của thiên nhiên với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã. Đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng tự nhiên góp phần bảo vệ hệ sinh thái trên trái đất.

    Ngoài ra, nó còn có tác động đến nền kinh tế khi đảm nhiệm cung cấp nguyên liệu trong sư phát triển của các ngành công nghiệp gỗ. Hiện tại, rừng tự nhiên đang đối mặt với nhiều thách thức về suy thoái, mất rừng. Đó là nền tảng cho giải pháp tạo nên “Rừng trồng”

    Đặc điểm

    Đa dạng sinh học: do lịch sử hình thành lâu đời cùng những loài cây lâu năm to lớn như Lim, gụ đến những cây gỗ nhỏ như sao, bạch đàn cùng với đó là nhiều loại sinh vật khác đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.

    Phong phú về tài nguyên: không chỉ cung cấp gỗ mà rừng tự nhiên còn chứa nhiều tài nguyên quan trọng khác như: nhựa cây, tinh dầu, thảo dược,… Tạo cơ hội khai thác và phát triển thêm nhiều ngành nghề khác góp phần phát triển kinh tế khu vực.

    Vai trò

    Nguồn trao đổi Oxy trên trái đất, giảm thải khí CO2 tác động đến môi trường, hiệu ứng nhà kính cùng với đó là biến đổi khí hậu trên trái đất. Bảo vệ nguồn nước ngầm ngăn xói mòn và bảo vệ sự màu mỡ của đất.

    Đối với kinh tế: cung cấp tài nguyên rừng giúp phát triển về nhiều mặt kinh tế như: làm đẹp, tính dầu tự nhiên, nhựa cây, thảo dược, du lịch sinh thái,…

    Đối với xã hội: nền tảng cho cuộc sống lý tưởng trên trái đất. Nơi trú ngụ của quần thể sinh vật, nơi khai thác của con người, tạo hàng triệu việc làm cho xã hội. Sự phát triển rừng tự nhiên thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo thu nhập cho cộng đồng một cách bền vững góp phần bảo vệ an sinh xã hội.

    Rừng trồng

    Hình ảnh: quy trình chăm sóc rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên -  Bình Phước
    Hình ảnh: quy trình chăm sóc rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên – Bình Phước

    Mục đích: được tạo ra bởi con người, khắc phục những hoạt động khai thác quá mức trong quá khứ, giảm tác động đến thiên nhiên và giữ vững cân bằng sinh thái.

    Biện pháp: thông qua quá trình trồng cây, chăm sóc, bảo vệ. Quy trình quản lý được tiến hành theo kế hoạch đặt sự tỉ mỉ và tính bền vững lên hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp lâu dài. Do đó, rừng trồng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.

    Mục tiêu: là nguồn nguyên liệu dự trữ cho các ngành công nghiệp gỗ, giấy,… 

    Phân loại rừng theo mục đích sử dụng

    Yếu tố quan trọng trong việc quản lý sự bền vững, đảm bảo hiệu quả trong quá trình cung cấp và khai thác bền vững của rừng mang lại.

    Được phân làm 3 loại:

    Rừng phòng hộ

    Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
    Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

    Mục tiêu: giảm thiểu sự tác động của quá trình sản xuất rừng ảnh hưởng đến tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái khu vực và trên thế giới.

    Vai trò: kiểm soát và hạn chế thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, xói mòn, ô nhiễm môi trường và điều hòa khí hậu.

    Rừng đặc dụng

    Hình ảnh rừng đặc dụng được sử dụng trong việc giáo dục bảo vệ rừng
    Rừng đặc dụng được sử dụng trong việc giáo dục bảo vệ rừng

    Mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học thúc đẩy hoạt động về giáo dục về tự nhiên cho xã hội, phục vụ quá trình nghiên cứu. Do đó, rừng đặc dụng thường khép kín và được bảo vệ nghiêm ngặt.

    Vai trò: quan trọng đối với khu vực và quốc gia, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen sinh vật tự nhiên đặc biệt và quý hiếm như: vườn quốc gia, khu lưu trữ tự nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh,…

    Rừng sản xuất

    Rừng sản xuất lâm sản - Việt Nam
    Rừng sản xuất lâm sản – Việt Nam

    Mục tiêu:Đất rừng sản xuất được dùng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất như ngành gỗ, giấy, làm đẹp, trồng, các loại lâm sản, đặc sản rừng, nuôi động vật,.. 

    Vai trò: phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội,

    Kết luận

    Rừng là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của toàn bộ nhân loại, góp phần phát triển kinh tế và an sinh xã hội nên việc bảo vệ rừng cũng như đang bảo vệ chính cuộc sống của bạn.

    Phân loại rừng, một kiến thức hữu ích cho tất cả mọi người giúp ta biết có bao nhiêu loại rừng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung. Sử dụng rừng dựa trên nhiều tiêu chí trên từ đó có thể cho ta nguồn nguyên liệu bền vững và có cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng của rừng đối với tự nhiên và nhân loại. 

    Theo dõi nhiều hơn những bài viết từ SÀI GÒN TÍN VIỆT –  chuyên cung cấp các nguyên liệu gỗ tự nhiên, chất lượng, những sản phẩm gỗ mang tính thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu khách hàng có nhu cầu, liên hệ ngay SÀI GÒN TÍN VIỆT

    Gỗ Sài Gòn cung cấp các sản phẩm gỗ đạt chất lượng, thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, đáp ứng tất cả thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tham khảo một số sản phẩm gỗ công nghiệp hiện có tại gosaigon.vn:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *