Gỗ Veneer là gì? Có tốt không? Đặc điểm, phân loại, giá thành

Gỗ veneer là loại vật liệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong sản xuất đồ dùng nội thất. Với đặc tính khi bề ngoài là gỗ tự nhiên, bên trong cốt gỗ lại là gỗ công nghiệp. Vậy gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và giá thành ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay bài viết gosaigon.vn chia sẻ dưới đây.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ Veneer là loại gỗ tự nhiên được cắt mỏng ra thành tấm với những độ dày khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, độ dày thường tối thiểu từ 0.6mm đến 3mmm. Một cây gỗ tự nhiên được dàn mỏng sẽ cho ra rất nhiều tấm gỗ veneer.  

Gỗ veneer là gì? 

Sau khi được láng mỏng, gỗ veneer được ghép vào cốt gỗ công nghiệp các loại như MFC, MDF, HDF, gỗ ván dăm…để tạo thành các đồ dùng nội thất hoặc các sản phẩm đặc thù từ gỗ như violin, piano…Với cấu tạo đó, gỗ veneer được xem là không hoàn toàn thuộc gỗ tự nhiên bởi nó có cốt gỗ là gỗ công nghiệp, bên ngoài chúng lại được phổ bằng lớp gỗ tự nhiên (veneer). Cho nên, khái niệm veneer và gỗ veneer hoàn toàn khác nhau.  

Các sản phẩm gỗ có bền mặt phủ từ veneer luôn được yêu thích bởi chất lượng, độ bền đi kèm cùng tính thẩm mĩ. Đặc biệt, gỗ veneer được đánh giá là giải pháp hàng đầu để bảo vệ tài nguyên gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt.  

Đặc điểm gỗ veneer

Mỗi một loại gỗ đều có những đặc tính riêng, đáp ứng phong phú các nhu cầu sử dụng. Theo đó, đặc điểm của được thể hiện qua ưu – nhược điểm sau:  

Đặc điểm gỗ veneer 

Ưu điểm của gỗ veneer:   

  • Gỗ có tính thẩm mỹ cao: với bề mặt được phủ lớp veneer có nguồn gốc từ các loại gỗ tự nhiên cho nên các sản phẩm từ gỗ veneer đều có màu sắc và vân gỗ đẹp.  
  • Giá thành phù hợp: với tính thẩm mỹ đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng tuy nhiên gỗ Veneer có giá thành tương đối thấp, khách hàng có thể lựa chọn để thay thế cho các loại gỗ tự nhiên khác.  
  • Bề mặt gỗ có độ bóng tốt, không cong vênh, mối mọt.  
  • Gỗ veneer có cấu tạo thuận tiện cho việc điều chỉnh, ghép vân gỗ, sắp xếp gỗ… tạo thành các sản phẩm nội thất có giá trị và tính thẩm mỹ cao.  

Nhược điểm của gỗ veneer:  

  • Với đặc tính làm từ gỗ công nghiệp, gỗ chống nước kém, dễ bị hỏng và bị nứt cho nên loại gỗ này chỉ nên sử dụng ở những không gian khô ráo, tránh ẩm ướt. 
  • Các tấm gỗ rất mỏng cho nên các đồ dùng nội thất từ loại gỗ này dễ bị trầy xước khi sử dụng.  

Các loại gỗ veneer

Các loại gỗ veneer 

Hiện nay, không thể xác định được có bao nhiêu loại gỗ veneer. Bởi loại gỗ này được tạo nên từ việc cán mỏng các loại gỗ tự nhiên, sau đó phủ lớp veneer lên bề mặt. Tùy theo mục đích sử dụng, gỗ sẽ được tạo thành một loại gỗ khác nhau. Có thể kể đến một số loại phổ biến hiện nay như: veneer óc chó, veneer xoan đào, veneer sồi… 

Cách xử lý gỗ veneer

Gỗ veneer được sản xuất theo quy trình các bước sau:  

Cách xử lý gỗ veneer 

  • Bước 1: Chuẩn bị gỗ tự nhiên đã qua xử lý như tách vỏ, luộc, sấy/phơi khô… 
  • Bước 2: Cán gỗ thành các lát mỏng với độ dày từ 0.6mm – 3mm 
  • Bước 3: Đưa gỗ đi sấy qua máy công nghiệp chuyên dụng  
  • Bước 4: Dán keo lên bề mặt gỗ công nghiệp và dán veneer lên bề mặt gỗ. Loại keo thường được sử dụng là UF với thành phần là NH4CL không gây hại, khả năng kết dính tốt, hạn chế thấm nước 
  • Bước 5: Dùng máy ép nguội hoặc máy ép nóng để ghép 2 lớp veneer lại với nhau  
  • Bước 6: Khi hoàn thành việc phủ lớp veneer lên bề mặt gỗ, người ta tiến hành xử lý bề mặt gỗ bằng cách chà nhám, đánh bóng.  

Gỗ veneer có tốt không

Về độ tốt, gỗ Veneer có chất lượng thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Bởi vì kết cấu loại gỗ này bên trong vẫn là gỗ công nghiệp. Cho nên, xét về độ bền, độ dẻo, khả năng chịu lực, khả năng thấm nước đều thấp hơn so với gỗ tự nhiên.  

Gỗ veneer có tốt không 

Song, vì lớp phủ mặt gỗ Veneer được lạng từ gỗ tự nhiên nên vân gỗ gỗđược nối liền mạch. Cùng với kỹ thuật ép gỗ chuyên nghiệp cho nên sản phẩm từ Veneer vẫn có tuổi thọ tốt, tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng hơn so với các loại gỗ phủ bề mặt Laminate, Melamine, Acrylic… 

Giá gỗ Veneer bao nhiêu

Giá gỗ Veneer được định giá chủ yếu tùy thuộc vào loại gỗ tự nhiên. Ngoài ra, kích thước và độ dày của gỗ cũng là một trong những yếu tố quyết định giá cả.  

Không những thế, cốt gỗ công nghiệp bên trong MDF, MFC hay gỗ gỗ thanh cũng sẽ ảnh hướng tới giá cả.  

Không những thế, cốt gỗ bên trong là gỗ MDF, MFC, HDF hay gỗ ghép thanh… Cũng sẽ ảnh hưởng đến bảng giá gỗ Veneer. 

Bạn có thể tham khảo bảng giá ngay dưới đây:  

Giá gỗ Veneer bao nhiêu  

Ứng dụng của gỗ Veneer trong đời sống

Với ưu điểm về giá thành phải chăng, khả năng chống mối mọt, chống cong vênh, veneer luôn được sử dụng phổ biến trong các công trình nội thất như chung cư, nhà ở, khách sạn, văn phòng.  

Ứng dụng của gỗ Veneer trong đời sống  

Đặc biệt, với kết cấu ổn định, gỗ veneer thường được sử dụng để sản xuất đa dạng các đồ dùng nội thất. Có thể kể đến như bàn ghế, vách ngăn, tủ âm tường, tủ quần áo. Ngoài ra, loại gỗ này cũng được dùng để sản xuất các đồ dùng trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.  

Có thể nói, nó có tính ứng dụng cao. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế, các nhà sản xuất sẽ cung ứng các sản phẩm nội thất khác nhau.  

Như vậy, gỗ Veneer là gì? Có tốt không? Đặc điểm, phân loại, giá thành của loại gỗ này ra sao. Tất cả những thắc mắc trên đã được trả lời chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin từ Gỗ Sài Gòn Tín Việt chia sẻ sẽ mang đến cho bạn tham khảo hữu ích cùng lựa chọn phù hợp.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.