Tổng hợp kích thước ván ép các loại theo tiêu chuẩn phổ biến nhất

Gỗ công nghiệp hiện nay đã được khai thác sử dụng để làm ván ép phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên để lựa chọn được ván gỗ đúng tiêu chuẩn bạn cần biết kích thước ván ép các loại để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích đến bạn!

Các loại ván gỗ thường gặp

Tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ nội thất được làm từ 6 loại ván gỗ công nghiệp với ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm MFC, MDF và HDF. 3 loại ván còn lại bao gồm: Plywood, Gỗ ghép thanhVán nhựa.

Các loại ván gỗ thường gặp

Ván dăm (ván Okal)

Ván dăm hay còn gọi là ván Okal là loại gỗ công nghiệp được tạo từ các nhánh cây, mảnh vụn gỗ, các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…Vì đây là gỗ ván dăm nên gỗ không có độ mịn, có thể quan sát được các dăm gỗ bằng mắt thường. Ván dăm có hai loại là loại trơn và Okal chống ẩm.

 Ván dăm (ván Okal)

Ván MFC

MFC viết tắt của từ “Melamine Faced Chipboard”. Đây là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt. Chúng có 2 loại chính đó là MFC chống ẩm và MFC thường. Ván MFC trên thị trường hiện nay có giá thành khá rẻ, tùy thuộc vào bề mặt phủ thì mỗi loại ván MFC có giá thành giao động khác nhau.

Ván MFC có các loại chính như: MFC phủ Melamine, MFC vân gỗ, MFC chống ẩm.

Ván MDF

Cốt gỗ MDF được làm từ các mảnh vụn gỗ, nhánh cây tự nhiên. Nó có đặc điểm mịn, nhẵn nhụi, có cấu trúc đồng nhất, dễ dàng cưa và định hình dễ dàng, có thể đóng đinh, chà nhám như gỗ tự nhiên. Thành phần là sợi gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 20% kết hợp thêm keo kết dính chuyên dụng, nước và một số thành phần phụ gia khác.

Gỗ MDF có những loại cơ bản như: MDF thường dùng trong nhà, MDF chống ẩm, MDF trơn, ván MDF phủ Veneer, MDF phủ Lamine, MDF phủ giấy PU. Gỗ MDF loại chống ẩm không có khả năng chịu nước, nếu `ngâm trong nước lâu thì sợi gỗ sẽ bị trương nở và hỏng tấm gỗ.

Ngoài ra tùy theo nhu cầu của khách hàng thì trong quá trình sản xuất một số chất phụ gia khác sẽ được thêm vào để ván có khả năng chống cháy, chống ẩm,…

Ván MDF

Ván HDF

Đây là loại gỗ công nghiệp có chất lượng cao cùng nhiều ưu điểm nổi bật với khả năng cách âm tốt, cách nhiệt. Bên cạnh đó, gỗ có mật độ sợi gỗ cao hơn nên có độ bền chắc.

Thành phần của ván HDF cũng giống như ván MDF, tuy nhiên tỷ lệ bột gỗ nhiều hơn so với ván MDF. Ngoài ra trong quá trình ép thì áp suất và nhiệt độ cũng cao hơn để tăng độ bền và chất lượng của ván HDF.

Ván HDF

Cốt gỗ dán hay ván ép (plywood)

Gỗ dán công nghiệp là được làm từ các cây gỗ được lạng mỏng thành từng tấm gỗ dày 1mm, sau đó được mang đi ép cùng với chất kết dính. Gỗ dán có ưu điểm là không bị nứt, có vân gỗ đẹp, tự nhiên vì được làm từ gỗ thật.

Cốt gỗ dán hay ván ép (plywood)

Tiêu chuẩn kích thước ván gỗ

Kích thước ván ép theo tiêu chuẩn quốc tế của các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, PB, Plywood… có chiều dài 2440 mm và chiều rộng 1220 mm

Độ dày của các loại ván ép dao động từ 3 – 25 (mm) hoặc theo cách gọi tắt của người Việt Nam là 3 – 25 ly. Trong đó, có độ dày 17 ly là được sử dụng nhiều hơn cả. Đây là độ dày vừa đủ để đem lại độ cứng chắc cho các sản phẩm nội thất, đồng thời giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu.

Tiêu chuẩn kích thước ván gỗ

Kích thước ván ép theo tiêu chuẩn

Trước đây ván ép được sản xuất phổ biến với kích thước tiêu chuẩn 1200 x 2440 mm. Tuy nhiên, sau này ván ép được ứng dụng đa dạng nên đã có nhiều kích thước hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất đến thi công các công trình hay cả kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.

Kích thước ván ép theo tiêu chuẩn

Chiều dày

Tùy thuộc vào từng loại ván cũng như đặc tính chúng sẽ có độ dày phù hợp khác nhau:

  • Ván dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,..
  • Ván MDF và ván HDF thì có thể được chia thành ván có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), ván có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,….) và ván có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm)

Chiều rộng

Chiều rộng của các loại ván ép cũng đa dạng như chiều dày, khá đa dạng về kích thước thường là 1200mm, 1220mm, 1160mm, 1000mm cũng có thể lên tới 1830mm, 2000mm.

Chiều dài

Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại ván ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc. Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000mm, 2400mm, 2440mm.
Chiều dài

Bảng kích thước theo từng loại ván ép gỗ

Loại ván

Chiều dài

Chiều rộng

Độ dày

Ván Dăm

2000, 2400, 2440(mm)

1220, 1830(mm)

9, 12, 17, 18, 25(mm)

Ván MDF

2400, 2440 (mm)

220, 1830(mm)

3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)

Ván HDF

2400 (mm)

2000 (mm)

Từ 6 – 24 (mm)

Những lưu ý khi chọn mua ván ép gỗ theo kích thước

Để lựa chọn các loại ván ép có kích thước phù hợp với nhu cầu thành phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
  • Tỷ trọng ván là một yếu tố quyết định tới chất lượng ván ép. Chính vì vậy, mỗi kích thước ván sẽ có độ dày và tỷ trọng khác nhau
  • Cần đưa ra chính xác mực đích sử dụng để tạo độ dày ván nếu sử dụng để sản xuất các đồ nội thất như kệ tivi, kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực của ván ép không đươc cao mà chỉ ở mức tương đối.
  • Lựa chọn loại ván phù hợp với không gian kiến trúc bạn mong muốn.
  • Bạn nên sử dụng các loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm đối với những môi trường tiếp xúc ẩm thường xuyên ví dụ như nhà bếp.
  • Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… nên sử dụng ván dăm hoặc ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.
  • Với các loại nội thất, các loại ván phủ bề mặt melamine, laminates hay acrylic thường được ưa chuộng hơn. Các bề mặt này vừa thể hiện chất liệu vân gỗ sống động vừa mang màu đơn giản, ngọt ngào tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng.

Những lưu ý khi chọn mua ván ép gỗ theo kích thước

Xem thêm:

Trên đây là thông tin về kích thước ván ép các loại theo tiêu chuẩn. Hy vọng rằng, với các thông tin trên bạn có thể biết thêm về kích thước và những lưu ý khi chọn mua ván ép gỗ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.