Gỗ maple là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng gỗ maple

Với những người hay chơi đồ gỗ hay am hiểu về các loại gỗ thì gỗ Maple là cái tên không hề xa lạ. Là loại gỗ được ưa chuộng thời gian gần đây bởi những đặc tính ưu việt và sử dụng trong các thiết kế nội thất như nhà hàng, quán bar, nội thất gia đình…Bài viết hôm nay Gỗ Sài Gòn Tín Việt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại gỗ maple là gì và có ứng dụng như thế nào, đừng bỏ qua nhé!  

Gỗ maple là gì?

Gỗ maple là gì? Đây là loại gỗ có màu trắng sáng và sau khi trải qua việc sơn lót thì sẽ có màu trắng ngà. Đường vân gỗ tuy không sắc nét nhưng lại có độ sâu mang lại vẻ đẹp sang trọng hơn hẳn. Gỗ maple còn có tên gọi khác là gỗ thích, nó có cấu trúc đường vân gỗ khá giống với gỗ xoan đào của nước ta và đặc biệt thớ gỗ maple mịn rất dễ để gia công. Gỗ maple có độ cứng hay mềm thường phụ thuộc vào điều kiện sinh trưởng cũng như không chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và côn trông gây hại.

Gỗ maple là gỗ gì?

Đặc điểm cấu tạo của gỗ

  • Gỗ maple có dát gỗ màu trắng kem phớt nâu đỏ nhạt. Tâm gỗ có màu đỏ nhạt đến sậm và tùy theo vùng trồng gỗ mà tâm gỗ có màu như thế nào. Trên thân gỗ hay dác gỗ maple đều có những vết đốm. Vân gỗ thì thẳng đôi khi có uốn xoắn và dợn sóng. 
  • Ngoài ra, gỗ thích cứng, nặng, độ chịu lực cao, khả năng chống ma sát và chống mài mòn tốt. Gỗ maple sẽ cứng và xốp nếu như sinh trưởng và phát triển ở nơi có ít chất dinh dưỡng, điều kiện không tốt. Ở Việt Nam thì không thích hợp trồng loại gỗ maple này. 
  • Loại gỗ này dễ uốn cong nhưng khi bị sấy khô lớn thì dễ bị co rút dẫn đến tình trạng dễ bị biến dạng. Nên để có được sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp mắt người thợ cần phải cẩn thận tỉ mĩ. 

Đặc điểm cấu tạo của gỗ

Ưu nhược điểm của gỗ

Ưu điểm của gỗ maple là gì sẽ được giải đáp dưới đây:

  • Ưu điểm: có thể nhuộm được thành màu gỗ anh đào, ngoài ra nó còn có khả năng chịu được ma sát và mài mòn, dễ uốn cong bằng hơi nước và độ dính keo tốt. 
  • Nhược điểm: dễ bị lõm, trầy xước hơn những loại gỗ khác. Vì tính chất của nó không có khả năng chống phân hủy hay mối mọt và không bền nên thường làm cho những dự án trong nhà. 

Ưu nhược điểm của gỗ

Các loại gỗ maple

Gỗ maple được chia làm 2 loại gỗ chính: 

  • Gỗ Soft Maple (gỗ Thích mềm): độ cứng của Soft Maple giống như gỗ sồi nhưng có tính đàn hồi vượt trội hơn
  • Gỗ Hard Maple (gỗ Thích cứng) : so với Soft Maple thì loại này có thớ gỗ mỏng hơn. Trên thị trường thì loại gỗ Hard Maple mắc hơn gỗ Soft Maple khoảng 30% vì những thành phẩm của nó mang màu sắc nổi bật và đẹp tinh tế hơn Soft Maple. 

Các loại gỗ maple

 Tác dụng của gỗ maple

Vậy tác dụng của gỗ maple là gì mà lại được ưa chuộng đến vậy? Loại gỗ này mang lại vẻ đẹp tinh tế cho không gian nội thất cho gia đình bạn. Dù bạn có style hiện đại hay truyền thống, đơn giản hay cầu kì công phu thì loại gỗ này đều có thể đáp ứng. Những đồ nội thất như bàn, tủ, sàn là những sản phẩm thường thấy làm từ gỗ maple. 

Gỗ Maple ngoài ra còn được dùng để sản xuất là đàn ghi-ta và những đồ nội thất cao cấp khác. Hoặc là sản xuất ra các loại mặt bàn tự nhiên hay có liên kết với epoxy – loại gỗ cứng dùng làm ván sàn, ván lót, tủ bếp, cầu thang, gỗ chạm nội thất…

Tác dụng của gỗ maple

Gỗ maple thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ maple

Gỗ Maple thuộc nhóm V – nhóm có tỷ trọng trung bình và thường có ở khu vực châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ. Nhưng hiện nay Hard maple và Soft maple thường được sử dụng chủ yếu là nguồn gỗ đến từ châu Âu và Bắc Mỹ.  

Bạn có biết cách nhận biết gỗ maple là gì không? Đó là khi vừa mới cắt thì gỗ maple có mày sáng, màu kem sẫm, màu vàng nhạt hoặc là màu nâu đỏ nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Vân gỗ của nó không phải là vân thẳng mà kiểu uốn cong đa dạng khác thường. 

Gỗ maple thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết gỗ maple

Gỗ maple có tốt không? Có bền không?

Gỗ maple là loại gỗ có độ cứng tốt nên được nhiều người sử dụng. Để trả lời cho câu hỏi là độ bền của gỗ maple là gì, gỗ này có tốt không thì bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây nhé!  

  • Gỗ maple chịu lực tốt, có khả năng chống ma sát và chống mài mòn cao.
  • Dễ uốn cong bằng hơi nước, độ dính keo khá.
  • Dễ nhuộm màu và đánh bóng để cho ra thành phẩm đẹp. 
  • Bề mặt gỗ ít mắt, ít nứt tét.
  • Gỗ tròn xẻ ra có tỷ lệ thu hồi cao (từ 60-70%).
  • Gỗ maple khi được sấy khô (10-12%) có trọng lượng khoảng 705 kg/m3.
  • Khả năng lên màu và giữ màu khá tốt.
  • Được ứng dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau vì rất dễ thi công và tạo hình, tạo kiểu.
  • Chất gỗ lành tính, an toàn cho sản xuất và sử dụng. 

Gỗ maple có tốt không? Có bền không?

Ứng dụng của gỗ maple trong đời sống

Nếu bạn chưa biết ứng dụng của gỗ maple là gì trong đời sống thì loại gỗ này được dùng để sản xuất ra những sản phẩm nội thất như: ván sàn, bàn ghế, tủ bếp, giường, tủ quần áo, cửa cái,..nhờ vào tính chất gỗ của nó.

Ngoài ra nó còn được ứng dụng để làm nhạc cụ, gậy bóng chày, ván sàn (sân bóng rổ, sàn nhảy, sàn bowling, ván gia đình…). Nhưng so với các loại gỗ thông, gỗ óc chó, gỗ sồi thì gỗ maple còn chưa được vượt trội hơn nên hơi yếu thế tuy cũng mang lại những sản phẩm chất lượng. 

Ứng dụng của gỗ maple trong đời sống

Gỗ maple có đắt không? Có nên mua gỗ maple không?

Hiện nay trên thị trường thì gỗ maple có giá khá rẻ và phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình nhưng mức giá này sẽ chênh lệch và thay đổi phụ thuộc vào loại gỗ bạn muốn mua là gỗ thích cứng hay gỗ thích mềm và sản phẩm đó là gì. Ngoài ra chất lượng, quy cách và đơn vị cung cấp cũng là yếu tố khiến gỗ maple có sự chênh lệch về giá. 

Gỗ Maple được nhiều gia đình ưa chuộng thời gian gần đây giúp không gian ngôi nhà trở nên sang trọng, tinh tế hơn hẳn. Tất cả là vì những ưu điểm nổi trội của loại gỗ này như khả năng chịu lực, chống ma sát, chống mài mòn nên không có gì phải đắn đo khi lựa chọn mua gỗ maple. 

Gỗ maple có đắt không? Có nên mua gỗ maple không?

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về loại gỗ maple là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của nó trong đời sống. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin để tham khảo những sản phẩm làm từ gỗ maple và lựa chọn món nội thất phù hợp với gia đình mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.